Mô hình canh tác lúa thông minh của Tập đoàn Rynan Holding JSC triển khai tại tỉnh Trà Vinh đang lan sang các địa phương khác.
Ưu điểm của mô hình là quản lý, kiểm soát được nguồn nước bằng các hệ thống phao và điểm quan trắc nước thông minh. Đồng thời, sử dụng hệ thống bơm tưới thông minh bằng việc điều khiển từ xa qua mạng internet.
Việc bón phân trong canh tác lúa thông minh được sử dụng loại phân bón thông minh để giảm thất thoát. Loại phân bón này được cấu tạo từ 5 thành phần là dưỡng chất cho cây, chất điều hòa tăng trưởng, dưỡng chất cho vi sinh, bào tử và vi sinh cùng vỏ nano polymer. Loại phân bón này chỉ bón một lần trong suốt vụ lúa và sẽ tan từ từ theo sinh trưởng của lúa.
Theo đó, sẽ giảm được 40% lượng phân đạm, giảm 75% công bón phân, giảm 40% phát thải khí nhà kính khi kết hợp với canh tác ngập xen kẽ.
Do đó, mô hình canh tác lúa thông minh giảm được trên 30% lượng nước tưới; giảm công, giảm giống, giảm sâu bệnh mỗi thứ trên 50%; giảm lượng phân bón, giảm khí nhà kính mỗi thứ trên 40%; cũng như giảm tác động do xâm nhập mặn; đồng thời, tăng lợi nhuận gần 20% so với canh tác lúa thông thường.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh mô hình canh tác lúa thông minh tại Trà Vinh và Hậu Giang.
Mạ sử dụng trong mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Thiết bị đo mặt nước được sử dụng tại mô hình canh tác lúa thông minh.
Mô hình canh tác lúa thông minh được triển khai thực hiện tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Chuẩn bị mạ trong mô hình canh tác lúa thông minh.
Máy cấy lúa kèm bón phân trong mô hình canh tác lúa thông minh.
Thiết bị đo nồng độ mặn, độ pH, mực nước sử dụng trong canh tác lúa thông minh.
Mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…