Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2022 | 21:9

Cao Phong đẩy mạnh Đề án Tái canh cây ăn quả có múi

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Cao Phong (Hoà Bình) xác định tập trung tái canh cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500ha, với 9 nhóm giải pháp và 8 mục tiêu cụ thể. Trong đó, thực hiện tái canh cây cam với diện tích trồng mới giai đoạn 2022-2025 là 670ha.

Trên cơ sở Đề án “Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”, UBND huyện Cao Phong đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án với diện tích trồng mới cây cam giai đoạn 2022 - 2025 là 670 ha/1.500 ha cây cam, quýt quýt. Theo đó, dự kiến năm 2022 huyện trồng tái canh và tổ chức lại sản xuất 20ha; năm 2023 trồng tái canh 150 ha, tổ chức lại sản xuất 200 ha; năm 2024 trồng tái canh 250ha, tổ chức lại sản xuất 280 ha; năm 2025 trồng tái canh 250 ha, tổ chức lại sản xuất 350 ha.

Hiện, Cao Phong đang triển khai thực hiện dự án hạ tầng phát triển sản xuất vùng cam an toàn tập trung, tới nay cơ bản đã hoàn thành trên 90%, còn lại hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ Lầy xã Bắc Phong. Thực hiện hỗ trợ các địa phương trong công tác chứng nhận an toàn thực phẩm/GAP, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho những diện tích cây có múi trong chu kỳ kinh doanh. Rà soát lại tất cả diện tích cam hiện có, diện tích hết chu kỳ, diện tích bị sâu bệnh, diện tích dự kiến trồng tái canh để xây dựng kế hoạch tái canh hàng năm.

 

 Tái canh cây ăn quả có múi nhằm phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm.

 

Về tiến độ thực hiện các dự án, đến nay đã công nhận được 227 cây đầu dòng của 9 giống cây ăn quả có múi đang trồng phổ biến trong tỉnh. Tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống nhân giống 3 cấp đáp ứng theo Tiêu chuẩn Quốc gia. Huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương tổ chức lại sản xuất đối với diện tích cam do già cỗi, hết chu kỳ khai thác bằng bắc giống cây trồng ngắn ngày như: Cây đậu đõ, cây ngô, cây chuối….

Đến nay, đã có khoảng 780 ha cây có múi được trồng luân canh cây trồng khác để cải tạo đất với thời gian luân canh từ 2- 4 năm. Hầu hết diện tích trồng luân canh đều được hỗ trợ kết nối trong khâu tiêu thụ; không có tình trạng ứ đọng sản phẩm. Đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật, các cơ quan liên quan xây dựng giải pháp kĩ thuật cải tạo đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh phục vụ tái canh cây có múi.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí để thực hiện Đề án lớn, trong đó Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ một số nội dung cho các hộ sản xuất. Nhận thức về tái canh cây ăn quả có múi ở một số bộ phận cán bộ và người dân còn hạn chế, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Trước thực tế trên, huyện Cao Phong đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua cây giống trồng mới và kinh phí phân tích mẫu đất phục vụ trồng mới cho 670 ha và chi phí mua chế phẩm cải tạo đất cho vùng tái canh của huyện với tổng kinh phí dự kiến khoảng 21,75 tỷ đồng. Hỗ trợ kinh phí cho các hộ đã chuyển đổi từ trồng cam sang cây trồng khác để quay lại trồng cam đảm bảo diện tích cũng như tiến độ thực hiện của Đề án trong giai đoạn này. Hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nội đồng các vùng trồng cam khoảng 10km.

Tại Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện Đề án "Tái canh cây ăn quả có múi (CAQCM) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn huyện Cao Phong diễn ra mới đây, ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình đánh giá cao sự nỗ lực, những kết quả bước đầu trong thực hiện Đề án tại huyện Cao Phong.

Ông Sứ nhấn mạnh, để thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các mục tiêu cụ thể mà Đề án đặt ra, cần phải có quyết tâm chính trị rất lớn cũng như cần huy động được nguồn lực từ các nguồn khác nhau. Về kiến nghị của các đơn vị, UBND huyện Cao Phong, các doanh nghiệp giao các sở, ngành liên quan căn cứ nhiệm vụ của từng ngành để phối hợp, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các dự án ưu tiên; xây dựng, hoàn thiện cánh đồng mẫu về tái canh cây cam; bố trí, cân đối, đề xuất nguồn kinh phí thực hiện các nội dung xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nội dung định hướng phát triển, tái canh CAQCM…

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

  • Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.

  • Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Là địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân đồng tình ủng hộ, Thạch Liên đã và đang chuyển mình mạnh mẽ bằng một diện mạo hoàn toàn mới với những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa, Thừa Thiên - Huế có lợi thế để khai thác, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Địa phương đang đẩy mạnh chuyển đổi số để du lịch nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả.

  • Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Người Mông trên những dải núi cao Mù Cang Chải (Yên Bái) từ bao đời nay coi cây sơn tra là "người bạn" rất mực thủy chung của họ. Cây sơn tra đã giúp đồng bào Mông từng bước xóa đói giảm nghèo.

Top