Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 6 năm 2016 | 1:33

Cầu treo Nà Làng bao giờ hết “treo”?

Từ năm 2014 đến nay, cầu treo thôn Nà Làng, xã Tình Húc (Bình Liêu - Quảng Ninh) bị hư hỏng nặng, để đảm bảo an toàn, chính quyền đã cấm người dân qua lại. Tuy nhiên, sự việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, phát triển kinh tế của hơn 100 hộ dân ba thôn Nà Làng, Khe Và (Tình Húc) và Ngàn Chuồng (Lục Hồn). Mùa mưa lũ cận kề, nỗi lo về giao thông và bị cô lập khi nước lũ lên cao đang đe dọa cuộc sống của người dân nơi đây.

Sau cơn bão số 14 (năm 2014) , cầu Nà Làng bị hư hỏng nghiêm trọng.

Năm 2007, cầu treo Nà Làng được đưa vào sử dụng;  cơn bão số 14 (năm 2014) đã khiến cây cầu bị hư hỏng nặng. Hiện, các thanh dầm dọc, ngang và mặt cầu làm bằng gỗ phần lớn bị long, mục nát. Nhiều ốc vít, dây chằng, buộc và lan can bằng sắt, thép hoen rỉ, bong tróc. Chỉ cần một chiếc xe máy hay một người đi bộ trên cầu là cầu lại rung, lắc, dập dềnh đung đưa như chiếc võng. Để đảm bảo an toàn, UBND xã Tình Húc cấm người dân đi lại qua cây cầu này.

Thế nhưng, cầu treo Nà Làng là con đường duy nhất để nhân dân của 3 thôn Nà Làng, Khe Và (Tình Húc), Ngàn Chuồng (Lục Hồn) đi lại, trao đổi hàng hóa qua thị trấn Bình Liêu. Không có cầu đồng nghĩa với các hoạt động giao thương bị ngưng trệ, đặc biệt khi mùa mưa lũ đến gần, việc sản xuất kinh doanh của người dân sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Chứng kiến cảnh ông Tô Văn Tào (thôn Nà Làng, xã Tình Húc) bất chấp nước lũ, gánh rau lội qua suối đi chợ trung tâm bán, chúng tôi mới thấm thía hết được sự vất vả, khổ cực của người nông dân, làm ra sản phẩm đã khó, mang sản phẩm đi tiêu thụ lại càng khó khăn hơn.

Ông Tào cho biết: “Từ khi cầu treo không thể đi lại được, tất cả hơn 80 hộ dân và học sinh ở Nà Làng cũng bị ảnh hưởng theo. Chúng tôi trồng được nắm rau, kiếm được bó củi lại phải lội qua suối mới bán được. Rất mong Đảng, Nhà nước sớm làm lại cầu treo để chúng tôi đi lại thuận tiện hơn, chứ cứ như tình hình này khổ cực lắm”.

Cùng chung niềm mong mỏi của ông Tào, ông Hoàng Sinh ở thôn Nà Làng tâm sự: “Gia đình tôi nuôi trên 100 con vịt siêu trứng, ngày nào tôi cũng phải mang trứng đi bán. Từ khi cầu treo hỏng, tôi phải đi vòng  3 - 4 km xuống Nà Cắp hay lên Bản Chuồng, gặp rất nhiều khó khăn. Tôi mong các cấp chính quyền đầu tư quan tâm đầu tư làm lại cầu để người dân đi lại thuận tiện hơn”.

Bà La Thị Sinh, Trưởng thôn Nà Làng, tiếp lời: “Cầu năm xưa xuống cấp nhưng chưa hỏng nhiều vẫn còn đi tạm được nên chúng tôi lựa mà đi. Năm 2014 cầu hỏng nặng nên người dân mong rằng Nhà nước sớm sửa lại cây cầu hoặc xây mới cây cầu cứng để bà con đi lại dễ hơn”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hoàng Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tình Húc, cho biết: “Do địa hình chia cắt phức tạp, cầu Nà Làng bảo đảm dân sinh giao lưu hàng hóa giữa thôn bản Nà Làng, Khe Và với trung tâm huyện, tuy nhiên năm 2008 cơn bão lịch sử số 6 đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Lưu lượng qua lại có thể lên đến 500 lượt người, phương tiện qua lại mỗi ngày, do vậy đây là cây cầu hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa. Xuất phát từ những khó khăn đó, xã đề nghị huyện hỗ trợ kinh phí để xây lại cầu. Năm 2015, các ngành chức năng đã khảo sát lại, nhưng hiện tại xã chưa có nguồn kinh phí thực hiện. Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát để thực hiện xây dựng cầu treo; xã đề nghị tỉnh, huyện, Trung ương quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu treo Nà Làng để nhân dân đi lại cho thuận tiện, giao lưu phát triển kinh tế cũng như gắn với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.

Bình Liêu đang quyết tâm đẩy nhanh tốc độ về đích của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc đảm bảo giao thông thông suốt từ trung tâm huyện, xã đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa là yếu tố quan trọng, là điều kiện để nhân dân các dân tộc Bình Liêu khai thác tiềm năng sẵn có về đất, rừng, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Do đó, việc tu bổ, sửa chữa lại cầu treo Nà Làng để người dân đi lại an toàn là cần thiết và cũng là niềm mong mỏi của nhân dân nơi đây.                

G.Lành

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top