Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 6 năm 2019 | 16:0

Chi Lăng xây dựng vườn mẫu sản xuất na an toàn

Huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn)  hiện có khoảng 1.600ha na (sản lượng đạt 16.000 tấn, giá trị kinh tế đạt trên 600 tỷ đồng), tập trung ở 8 xã, thị trấn.

tr18.jpg
Đường tưới nước cho cây na được nông dân đầu tư bài bản.

 

Với tiềm năng sẵn có từ thổ nhưỡng và khí hậu, Chi Lăng khuyến khích nông  dân chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả phù hợp với cây na sang sản xuất na hoặc tận dụng đất chưa sử dụng phát triển na.

Cùng với đó, để nâng tầm thương hiệu cho na Chi Lăng, Phó chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Vi Nông Trường nhấn mạnh, huyện  định hướng người dân xây dựng vườn na mẫu. Với những vườn này, huyện hỗ trợ kinh phí 10 - 20 triệu đồng/vườn để người dân thực hiện các quy  trình về sản xuất na chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản xuất na an toàn.

Từ năm 2018 đến nay, Chi Lăng đã xây dựng được 7 vườn mẫu tại các xã Quang Lang, Chi Lăng và các thị trấn Chi Lăng, Đồng Mỏ; mở rộng thêm 50ha trồng na theo VietGAP tại các xã Mai Sao, Chi Lăng;…  Hết năm 2018, toàn huyện phát triển được gần 140ha na VietGAP, 5ha na GlobalGAP, 1.100ha na an toàn. Năm 2019, huyện mở rộng thêm ít nhất 50ha trồng theo quy trình VietGAP.

Ngoài ra, huyện còn xây dựng phương án quản lý tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm na thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã truy xuất đến từng hộ gia đình đã cam kết sản xuất na an toàn trên địa bàn. Đồng thời, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp mở rộng chuỗi kết nối tiêu thụ sản phẩm để tiếp tục nâng cao thương hiệu na Chi Lăng.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về vườn mẫu sản xuất na an toàn tại Chi Lăng: 

tr18a.jpg

Nông dân huyện Chi Lăng phụ phấn bằng tay cho cây na để có chất lượng quả tốt.

tr18b.jpg

Cán bộ nông nghiệp huyện Chi Lăng hướng dẫn nông dân chăm sóc na an toàn.

tr18c.jpg

Thụ phấn bằng tay cho cây na.

tr18f.jpg

Nông dân huyện Chi Lăng chăm sóc, cắt tỉa cành na chuẩn VietGAP.

tr18h.jpg

Na Chi Lăng được trồng chủ yếu trên vùng núi đá.

tr18g.jpg

Mô hình sản xuất na an toàn thực phẩm của huyện Chi Lăng.

 

 

 

Nguyễn Quang Duy
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top