Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2023  
Thứ năm, ngày 1 tháng 9 năm 2016 | 11:24

Chuyện về người phụ nữ thú vị

Xuất hiện trước mặt tôi là một phụ nữ với tác phong nhanh nhẹn, vóc dáng gọn gàng và đặc biệt là nụ cười “tỏa nắng” khiến khuôn mặt lúc nào cũng tươi tắn, dễ gần. Lắng nghe câu chuyện của chị, tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, và có lẽ sẽ rất ít người tin rằng: người phụ nữ dân tộc Dao không hề biết chữ kia, lại là chủ nhân của một thương hiệu miến dong đặc sản của Bắc Kạn, sở hữu cơ ngơi đồ sộ mang lại doanh thu hơn 1 tỷ mỗi năm.

Ngạc nhiên đầu tiên mà chị Triệu Thị Tá, chủ cơ sở sản xuất miến dong ở thôn Nà Viến, xã Yến Dương (Ba Bể - Bắc Kạn) dành cho chúng tôi chính là câu chuyện khởi nghiệp. Mặc dù gia đình có truyền thống làm miến dong nhưng chị chính thức xây dựng cơ sở cho riêng mình từ năm 2011 – lúc chị 40 tuổi, độ tuổi không hề trẻ để bắt đầu xây dựng cơ ngơi. Và đặc biệt hơn nữa, chị chọn con đường sản xuất miến rút truyền thống, từ khi sản xuất cho đến khi ra miến thương phẩm, toàn bộ các khâu đều làm thủ công, nên mặc dù quá trình sản xuất cần rất nhiều nhân công và thời gian nhưng sẽ tạo ra được những sợi miến dong nhỏ đều, trong và dai giòn. Miến khi nấu chín có độ bóng đặc trưng và không bị nát, khác với loại miến được sản xuất theo dây chuyền hiện đại.

Chị Triệu Thị Tá trước cơ sở miến dong của mình

Chị kể: Trước nhà chị có nghề buôn bột dong, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất miến ở địa phương, sau này, theo các đơn hàng xa, chị xuống Thái Nguyên và học được cách làm miến của người dân nơi đây. Năm 2006 chị cũng đã từng làm thử, nhưng khi đó điều kiện sân bãi, nhà xưởng chưa cho phép, chị lại đi buôn bột dong. Cho đến năm 2011, chị mua được mảnh đất ngay tỉnh lộ để mở rộng sản xuất và quyết tâm xây dựng cơ sở miến của riêng mình. Khi được hỏi: tiền đâu mà mua được đất đẹp và to thế, vẫn nụ cười rạng rỡ, chị bảo: “Thì lấy cái nọ nuôi cái kia”. “Cái nọ” mà chị nhắc đến chính là 20ha rừng trồng chủ yếu là trúc, mỡ, xoan. Tiền tích cóp được từ khai thác rừng, chị dồn cả để mua đất. “Thời điểm đi buôn bột dong, tôi thấy nhiều người vay tiền từ NHCSXH để mở xưởng, tôi mới tìm hiểu mà được vay 30 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Tôi đầu tư trồng rừng, tạo vốn để tiếp tục sản xuất” – chị Tá chia sẻ.

Có đất, chị bắt đầu xây dựng nhà xưởng, vì là làm thủ công nên cơ sở của chị cần nhiều nhân công hơn, mọi công đoạn cũng mất thời gian hơn. Cùng với nguồn vốn tích lũy được, chị mượn thêm của anh em, họ hàng, và vay thêm 50 triệu đồng cũng từ chương trình hỗ trợ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của NHCSXH để đầu tư vào các công đoạn sản xuất. Xưởng dần hình thành, khu bãi phơi, hong miến cũng rộng rãi hơn. Thế nhưng khó khăn đâu đã hết: khi bắt đầu thì nhiều mẻ miến thất bại, cơ sở mới thành lập, uy tín chưa có, cách quảng bá sản phẩm thì mù mờ… Nhiều lúc miến sản xuất ra, chị đem tặng miễn phí. Sau nhận được phản hồi tích cực của người dùng, chị có động lực để tiếp tục công việc. Dần dần, chỉ sau 1 năm, cơ sở miến dong Triệu Thị Tá đã đi vào ổn định, tiêu thụ 5-6 tạ tinh bột mỗi ngày, cho ra đời 60 tấn miến/năm.

Chị Tá trao đổi với cán bộ Phòng giao dịch CSXH huyện Ba Bể

Vì là người có thâm niên buôn bột, nên chị lựa chọn khâu nguyên liệu rất kỹ càng, bột làm miến phải đạt yêu cầu là bột đẹp (sạch) từ 100% giống củ dong địa phương. Bột mua về phải ngâm và lọc thay nước nhiều lần, sau đó phơi khô để làm. Gia đình chị cũng tự trồng 3ha dong để cung cấp 1 phần nguyên liệu, còn chủ yếu là thu mua bên ngoài. Trong quá trình sản xuất miến tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy rửa hay pha trộn phụ gia mà làm hoàn toàn nguyên chất từ củ dong riềng, nên khi miến được sản xuất ra vẫn giữ nguyên được màu bột dong, nếu bột dong vàng (do dong trồng trên đất đỏ) thì miến sản xuất ra sẽ có màu vàng, còn nếu bột dong xám (dong trồng trên đất đen) khi miến sản xuất ra sẽ có màu xám.

Cầm trên tay gói miến được trình bày bắt mắt, hiện đại, tôi lại thêm một lần bất ngờ khi hình ảnh đại diện thương hiệu chính là chị. Hóa ra, khi sản phẩm miễn được người tiêu dùng đón nhận, rất nhiều cơ sở khác đã “nhái” lại miến dong Triệu Thị Tá. Để nâng cấp sản phẩm, chị tìm xuống Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn để đăng ký nhãn hiện cho sản phẩm của mình. Sau khi được Sở Công Thương trả lời “phải mất 1 năm mới hoàn tất”, chị không nghe, xuống tận Hà Nội, tìm đến Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) xin được cấp phép. Mọi nỗ lực của chị được đền đáp, sản phẩm miến dong Triệu Thị Tá được cấp sử dụng nhãn hiệu tập thể "Miến dong Bắc Kạn”. Năm 2014, chị đầu tư xây dựng bao bì 500g, đăng ký bảo hộ thương hiệu và mới đây đã được cấp mã số, mã vạch. Điều này, góp phần giúp sản phẩm miến dong của chị từng bước đủ tiêu chuẩn để bày bán tại các Siêu thị lớn.

Đến lúc này thì người phụ nữ chưa học hết lớp 3, không tự viết được tên mình đã thuyết phục tôi hoàn toàn. Chị buộc tôi phải tin rằng: học hành không phải là con đường làm giàu duy nhất, bắt đầu từ nguồn vốn nhỏ, nhờ mạnh dạn, nhanh nhạy với thời cuộc và đi từng bước vững chắc mà chị thành công. Kinh nghiệm đó của chị, chắc chắn sẽ hữu ích với rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những đồng bào dân tộc thiểu số như chị. Còn tôi, tôi không muốn dùng những từ “xuất sắc” hay “tài giỏi” để nói về chị, tôi gọi chị là “người phụ nữ thú vị”.

Tố Loan

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết thúc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, huyện Châu Thành lập cú đúp

    Kết thúc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, huyện Châu Thành lập cú đúp

    Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 đã khép lại sau những ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi bằng hoạt động bế mạc giải đua ghe Ngo.

  • Mục sở thị nghi thức cúng Trăng

    Mục sở thị nghi thức cúng Trăng

    Trong chuỗi hoạt động lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, năm 2023, tối 26/11, tại Chùa Kh’leang, phường 6, thành phố Sóc Trăng, diễn ra lễ cúng Trăng với sự tham gia của các vị sư, Achar, phật tử của chùa, người dân thực hiện nghi thức cúng Trăng và trình diễn đâm cốm dẹp của một số nghệ nhân.

  • Lung linh dòng sông Trăng

    Lung linh dòng sông Trăng

    Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, tối 25/11, trên dòng sông Maspero (người dân còn gọi là sông Trăng), diễn ra hoạt động trình diễn Lôi Protip (thả đèn nước) và phục dựng ghe Cà Hâu...

  • Xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới bằng kiến thức công nghệ số

    Xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới bằng kiến thức công nghệ số

    Bắt nguồn từ cam kết nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ của Tập đoàn Nestlé và sứ mệnh thúc đẩy bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” được hai bên triển khai từ 12/2020 tại 9 tỉnh và mở rộng vào 11/2022 tại 21 tỉnh trên toàn quốc.

  • Quảng Ngãi tiếp nhận ngư dân tàu QNg 90251 TS bị hỏng máy

    Quảng Ngãi tiếp nhận ngư dân tàu QNg 90251 TS bị hỏng máy

    Sáng nay (23/11), tàu SAR412 đưa các thuyền viên tàu QNg 90251 TS về Cảng Hải đoàn 48, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để bàn giao cho địa phương. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức tiếp nhận, đưa đón ngư dân tàu QNg 90251 TS về địa phương, đồng thời thăm hỏi, động viên ngư dân.

  • Nhiều hộ nghèo ở Cao Bằng nhận hỗ trợ bò sinh sản

    Nhiều hộ nghèo ở Cao Bằng nhận hỗ trợ bò sinh sản

    Ngày 21/11, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức Chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2023, bàn giao bò sinh sản, xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 tại xóm Nà Kéo, xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm.

Top