Quyết định áp thuế chống phá giá và trợ cấp với sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan bước đầu được đánh giá tích cực, kịp thời, bảo vệ được người nông dân và doanh nghiệp mía đường Việt Nam…
Quyết định kịp thời
Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ký Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) với các mặt hàng đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan. Cụ thể, đường tinh luyện bị áp mức thuế 48,88% và đường thô gần 33,88%. Đây được xem như “phá cứu nguy” cho ngành mía đường nói chung trong “trận chiến” của đường nội với đường nhập.
Theo các chuyên gia ngành mía đường, Quyết định 477 là một điểm sáng, kịp thời, bước đầu tháo gỡ những khó khăn cho ngành mía đường trong nước; Cân bằng lợi ích giữa các bên (doanh nghiệp, người tiêu dùng, nông dân trồng mía); Thúc đẩy sự phát triển dài hạn của ngành mía đường từ ổn định vùng trồng, đảm bảo nguyên liệu chất lượng và vận dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà máy.
Quyết định 477 bước đầu tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp đường trong nước.
Trước hết, việc áp dụng quyết định này sẽ hạn chế đường nhập giá rẻ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa đường Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tạo cơ hội cho Việt Nam từng bước phục hồi sau những tổn thất do đường phá giá hoành hành: mở rộng các vùng nguyên liệu; các nhà máy nâng cao công suất trở lại... Khi giá đường trong nước tăng, người nông dân sẽ yên tâm canh tác, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng mía…
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 (không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%). Tưởng chừng cơ chế này sẽ tạo nên bước ngoặt mới nhưng ATIGA lại “vô tình” tạo nên thế khó khiến ngành mía đường Việt Nam tiếp tục “khó khăn chồng chất khó khăn”.
Khi mở cửa, lượng đường nhập về với giá rẻ tràn lan trên thị trường, tạo áp lực lớn đối với ngành mía nước nhà. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động mất việc, 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng. Tổng số nhà máy đường từ 41 nhà máy nay chỉ còn 29 nhà máy hoạt động nhưng cầm chừng, nguyên liệu thiếu chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế. Sản lượng đường sản xuất trong nước từ hơn 2,0 triệu tấn/năm chỉ còn dưới 1 triệu tấn.
Khi giá đường trong nước tăng, người nông dân sẽ yên tâm canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng mía, mở rộng vùng nguyên liệu…
Như vậy, bước đầu Quyết định 477 đã có hiệu lực và đem lại kết quả tích cực.
Thị trường đường đang từng bước cân bằng trở lại. Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan trong năm 2020 xấp xỉ 1,3 triệu tấn, nghĩa là trung bình mỗi tháng ở ngưỡng hơn 100.000 tấn… Con số này đã giảm đáng kể, chỉ còn 25.000 tấn.
Tuy nhiên, do đã bị thiệt hại quá nặng nề, cộng với đại dịch Covid-19 kéo dài, việc phục hồi ngành mía đường không thể giải quyết ngày một ngày hai.
Cơ hội mới, thách thức cũ: Hướng đi nào bảo vệ được ngành mía đường và người tiêu dùng
Quản lý thị trường bắt giữ hàng trăm tấn đường lậu, nhưng đây chỉ là số ít.
Để ngành mía đường phát triển không bị Thái Lan “thôn tính”, cạnh tranh sòng phẳng đồng thời thực hiện đúng cam kết ATIGA và xu thế hội nhập, phải có nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, nhà máy.
Quyết định 477 “hóa giải” được một “thòng lọng” là đường Thái giá rẻ thì đường lậu lại tìm đường quay trở lại với những biến tướng “lợi hại” hơn.
Việc áp thuế chống bán phá giá thấp hơn cho đường thô đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất đường trong nước. Thậm chí, mức thuế với đường thô nên ở mức thấp hơn để các doanh nghiệp nước ngoài ưu tiên xuất đường thô vào Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, đảm bảo việc làm cho nhân công, tăng nguồn thu từ các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,… trong bối cảnh vùng nguyên liệu chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất đường trong nước như hiện nay.
Nhà nước cần tiếp tục kiểm soát nhập khẩu, ngăn chặn một cách hiệu quả, xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đường từ Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam. Lực lượng chức năng cần thường xuyên có các chiến kịch kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm vi phạm ở thị trường nội địa…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…