Thế mạnh là công ty với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực các sản phẩm từ cao su. Những năm qua, Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Phước (Bigimexco) ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường.
Ngày 6-3, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Phước đã tổ chức Đại hội Cổ đông, nhiệm kỳ III (2016 – 2020) nhằm tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh nhiệm kỳ II (2011 – 2015).
Lễ cắt băng khánh thành dự án cáp treo tại núi Chứa Chan
Năm 2015, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do giá bán nông sản, nhất là cao su - mặt hàng chủ lực xuất khẩu của công ty nhưng với sự năng động, tìm mọi phương án nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường, kết thúc năm 2015, Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Phước (Bigimexco) đã xuất khẩu 137.800 tấn cao su các loại, 42.750 tấn bột mì, 4.100 tấn mì lát khô và 39.340 sản phẩm gỗ các loại với tổng doanh thu 4.641,6 tỷ đồng (trong đó kim ngạch xuất khẩu 206.947.695 USD), lợi nhuận 26,09 tỷ đồng. Với hơn 6,7 triệu cổ phiếu, chia cổ tức năm 2015 là 25% của cổ phiếu.
Đặc biệt năm 2015, công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo núi Chứa Chan với tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 300 tỷ đồng. Hệ thống cáp treo dài hơn 1.300m với 28 cabin, mỗi giờ chở được 1.400 người. Đây là hệ thống cáp treo của nhập từ Áo rất hiện đại được xây dựng ở khu di tích lịch sử quốc gia với hệ sinh thái rừng nguyên sinh, nhiều động thực vật quý hiếm và có nhiều chùa chiền như, Chùa Gia Lào - di tích lịch sử Quốc Gia và hệ thống hang động trong lòng núi.
Trung tâm vận hành của dự án cáp treo tại núi Chứa Chan
Hệ thống cáp treo núi Chứa Chan nằm tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán năm 2016. Hàng ngày, hàng ngàn người đến tham quan, đi cáp treo, viếng Chùa Gia Lào và thăm các hang động.
Đại hội đã bầu Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ III (2016 – 2020) và kế hoạch nhiệm kỳ III (2016 – 2020). Ông Đồng Minh Toàn tiếp tục được bầu lại là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Phước.
Thanh Phụng
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.