Còn nhớ, Củng Sơn (Sơn Hòa - Phú Yên) thị trấn nhỏ bé, nơi đèo heo hút gió ngày nào, nơi một thời địch giam cầm luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
KTNT - Còn nhớ, Củng Sơn (Sơn Hòa - Phú Yên) thị trấn nhỏ bé, nơi đèo heo hút gió ngày nào, nơi một thời địch giam cầm luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
Ai đã từng sống, công tác, rồi xa thị trấn nhỏ bé này, nay có dịp trở lại sẽ ngỡ ngàng trước cảnh khang trang trên từng nét phố, tươm tất ở từng ngôi nhà.
Đấy là kết quả của sự đầu tư cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương. Những trục đường chính nội thị của thị trấn như Trần Hưng Đạo, Trần Phú.... được nâng cấp mở rộng, lát đá granite và trồng hoa vỉa hè, tạo nên bức tranh sinh động dưới nắng xuân và rực rỡ về đêm khi đường phố lên đèn.
Song song với sự đầu tư đó, Sơn Hòa còn đầu tư thực hiện một số trục đường ngoài trung tâm thị trấn như các trục đường Suối Bạc 1, 2, 3, và 4. Những trục đường này chẳng những mở rộng không gian đô thị mà còn tạo nên quỹ đất để hình thành các khu dân cư.
Tiếp giáp với những trục đường Suối Bạc là khu vực hồ Suối Bùn, có vẻ đẹp của nàng tiên còn mơ ngủ. Sơn Hòa đã cho lập quy hoạch chi tiết khu vực hồ Suối Bùn, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đánh thức tiên nữ, làm cho nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của mọi du khách.
Đó là nền tảng để Sơn Hòa điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Củng Sơn và mở rộng phạm vi địa giới hành chính: Tiếp giáp xã Sơn Hà (KCN Ba Bản) và xã Suối Bạc tiếp giáp với QL25.
Trên cơ sở ấy, cán bộ, quân và dân huyện Sơn Hòa quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện 2016-2020, phấn đấu đưa thị trấn Củng Sơn từ đô thị loại 5 lên đô thị loại 4 trước 2020; phấn đấu trở thành thị xã Sơn Hòa sau 2020.
Chúc cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong huyện năm Mậu Tuất tràn đầy sinh lực.
Nay Y BLung (Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện)
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…