Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháo đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc cung cấp hàng hóa thiết yếu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đồng thời, liên hệ với các huyện, thành phố để kết nối nguồn cung cấp rau củ quả, thực phẩm tươi sống để giới thiệu cho Bưu điện Đồng Tháp và Bưu chính Viettel Đồng Tháp.
Theo đó, Bưu điện Đồng Tháp và Bưu chính Viettel Đồng Tháp triển khai 35 điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu trên phạm vi toàn tỉnh. Đặc biệt, Bưu chính Viettel Đồng Tháp triển khai Mô hình đi chợ hộ mùa dịch (http://dongthap.voso.vn), giao hàng tận nhà cho người dân, với trên 60 loại sản phẩm.
Tính từ ngày bắt đầu triển khai 3/8 đến nay, Bưu điện Đồng Tháp và Bưu chính Viettel Đồng Tháp đã cung cấp 7.440 đơn hàng đến người dân.
Nhân viên Bưu điện đóng gói nhãn để hỗ trợ người dân tiêu thụ
Ngoài ra, còn có 4 doanh nghiệp khác cùng tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu: Công ty Cổ phần BAMBOOSHIP tại Đồng Tháp (4 điểm tập kết); Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao hàng nhanh – Chi nhánh Đồng Tháp (2 điểm tập kết); Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy chi nhánh Đồng Tháp (2 điểm tập kết); Công ty BEST EXPRESS Cao Lãnh (3 điểm tập kết).
Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các huyện, thành phố tổng hợp thông tin các mặt hàng nông sản, thủy sản trên địa bàn; đồng thời cung cấp thông tin các sản phẩm đang vào mùa vụ cần đẩy mạnh tiêu thụ để 2 sàn thương mại điện tử nắm thông tin.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các huyện, thành phố lập danh sách các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử Voso, Postmart.
Tổng sản lượng hỗ trợ tiêu thụ từ ngày 01/8-16/8 là 185 tấn nông sản, trong đó nhãn (82 tấn), khoai (78 tấn), mít (9 tấn), chanh (5 tấn), cam – quýt (7,5 tấn), khoai môn (4 tấn). Hiện tại, số hộ tham gia sàn thương mại điện tử là 153 hộ.
Nông sản khi liên kết tiêu thụ sẽ được kiểm nghiệm chất lượng
Ảnh minh hoạ
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương và địa phương triển khai thực hiện kế hoạch. Trong đó, chủ trì tổ chức các đợt lấy mẫu và chuyển mẫu đến đơn vị kiểm nghiệm, rà soát và chỉ định chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo kết quả kiểm nghiệm đến sở, ngành, địa phương nắm biết để tổ chức liên kết tiêu thụ.
Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ liên kết các kênh tiêu thụ nông sản và cung cấp các yêu cầu thu mua nông sản; cung cấp thông tin kiểm nghiệm chất lượng nông sản đến các kênh tiêu thụ.
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì rà soát, thống kê diện tích nông sản có nhu cầu tiêu thụ cần kết quả kiểm nghiệm, để cung cấp thông tin kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật). Đồng thời, phối hợp thực hiện lấy mẫu; tiếp nhận báo cáo kết quả kiểm nghiệm và thông tin kịp thời đến nông dân vùng trồng, các tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ.
Theo dongthap.gov.vn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.