Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2022 | 12:47

Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ thanh long, giải tỏa sức ép tiêu thụ

Để giải tỏa áp lực cho xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng tăng cường đầu tư vào chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ thanh long là giải pháp cần thiết để giải tỏa sức ép tiêu thụ trái tươi, cũng như phát triển bền vững cây thanh long.

Thời gian vừa qua, do phía Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng nhiều xe hàng thanh long bị tồn ứ tại các cửa khẩu khiến xuất khẩu nông sản gặp không ít khó khăn. Tại Bình Thuận, một lượng lớn thanh long đang vào vụ thu hoạch nhưng chưa tìm được đầu ra.

Trong bối cảnh đó, thanh long tại tỉnh Bình Thuận tiếp tục rớt giá chỉ còn 500-1000 đồng/kg, nhiều vườn thanh long chín đỏ nhưng không có thương lái nào hỏi mua. Việc Bộ Nông nghiệp và PTNT kết nối các doanh nghiệp đưa công nghệ chế biến sâu xuống vùng nguyên liệu có tác động mạnh trong việc giảm áp lực tiêu thụ thanh long tươi.

 

b5d720ff91765e280767.jpg
Công nhân tại Công ty Phúc Hà đang sơ chế quả thanh long tươi để chuẩn bị đưa vào hệ thống máy sấy CĐV- ECO.

 

Nói về vấn đề này, Ông Phan Văn Tấn – Phó giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Bình Thuận có khoảng 33.000 ha trồng thanh long với sản lượng 700.000 tấn/năm. Trước đây chủ yếu tiêu thụ quả tươi ở thị trường Trung Quốc. Với sản lượng lớn như vậy, thị trường thanh long đang đặt ra áp lực tiêu thụ trái tươi rất lớn trong khi thị trường tiêu thụ chính vẫn chưa có tín hiệu hồi phục. Bên cạnh đó, do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên việc tiêu thụ thanh long của Bình Thuận càng gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn tỉnh có một số đơn vị chế biến sấy thanh long bằng công nghệ sấy nhiệt cũ với công suất thấp nên không đáp ứng được nhu cầu chế biến thực tế của tỉnh".

Do đầu ra trái tươi gặp khó, nhiều ý tưởng chế biến sâu trái thanh long đã được không ít doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng vào thực tế và tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ trái thanh long tươi. Trong đó, Công ty TNHH nước ép Phúc Hà thông qua sự kết nối hỗ trợ của Sở Nông nghiệp tỉnh Bình Thuận và Diễn đàn 970 “Kết nối tiêu thụ nông sản” của bộ NN&PTNT đã hợp tác với Công ty cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn hình thành khu bảo quản và chế biến thanh long sấy dẻo với công suất lên đến hơn 600 tấn/tháng.

Anh Trần Văn Dũng – Xã viên hợp tác xã nông sản VCCU Bình Thuận chia sẻ: "Giá thanh long quá rẻ, rất nhiều hộ trồng thanh long ở Băc Bình không bán được trái, thua lỗ phải bỏ vườn cây, bán đất trang trải nợ ngân hàng. May mắn gia đình chúng tôi tham gia hợp tác xã có hợp đồng bao tiêu với Công ty cây Phúc Hà nên vẫn đang được mua thanh long với giá 3.000 đồng/kg để đưa vào hệ thống sấy”.

 

2014372a80a34ffd16b2.jpg
Đoàn công tác của 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa đến thăm quan mô hình đang kiểm tra chất lượng mẻ sấy thanh long đầu tiên.

 

Ông Phan Văn Tấn – Phó giám đốc Sở NN&PTNT chia sẻ: “Tôi đánh giá cao việc Công ty Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn đã hỗ trợ đầu hệ thống bảo quản và chế biến đặt tại Công ty Phúc Hà với máy móc hiện đại và công suất lớn sẽ hỗ trợ tiêu thụ một lượng lớn quả thanh long tươi cho bà con Bắc Bình”.

Theo đó, hệ thống bảo quản và sấy công nghệ cao đặt tại Công ty Phúc Hà – tỉnh Bình Thuận được diễn đàn 970 kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa của Công ty cổ phân cánh đồng vàng Lạng Sơn, hỗ trợ các vùng nguyên liệu chi phí sấy bằng giá khấu hao máy để giải quyết khâu bảo quản và chế biến đang cấp bách tại các địa phương.

Được biết, đây là hệ thống bảo quản và sấy nông sản hiện đại được điều khiển hoàn toàn bằng công nghệ 4.0 với dải nhiệt độ sấy từ 0 – 85 độ C. Với công nghệ siêu tiết kiệm năng lượng, chi phí điện năng tiêu thu để sấy từ 5 – 7 tấn nông sản trong vòng 24h. Chi phí rất tiết kiệm, chỉ khoảng 2 triệu đồng, mức này rẻ hơn các công nghệ sấy thông thường khoảng 10 lần. Bên cạnh đó sản phẩm đầu ra của công nghệ sấy này có chất lượng vượt trội về màu sắc và hương vị.

Bà Lê Thị Nguyên Hà – Giám đốc Công ty TNHH nước ép Phúc Hà cho biết: “Hiện nay, Công ty Phúc Hà có hợp đồng liên kết tiêu thụ với 4 hợp tác xã trồng Thanh Long đó là hợp tác xã Thanh long Global GAP Thu Lê, hợp tác xã thanh long Bắc Bình, hợp tác xã Thanh long Bắc Bình Thuận, hợp tác xã nông sản VCCU Bình Thuận với tổng diện tích bao tiêu gần 100 ha. Chúng tôi từ lâu đã muốn sản xuất thanh long sấy dẻo để bán cho bạn hàng Trung Đông nhưng chưa đủ vốn để đầu tư. May mắn có sự hỗ trợ kết nối của Bộ NN&PTNT mà chúng tôi đã có được hệ thống sấy hiện đại kịp thời để có thể tiếp tục thu mua Thanh Long theo cam kết cho bà con nông dân”.

Rõ ràng việc tạo ra dòng sản phẩm chế biến ngay từ vùng nguyên liệu thanh long dồi dào là một hướng đi đúng đắn. Điều này không chỉ góp phần giải tỏa áp lực tiêu thụ trái trong những lúc dư thừa mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế cho thanh long Bình Thuận.

Được biết, trong thời gian sắp tới Diễn đàn 970 “kết nối tiêu thụ nông sản” sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn nhanh chóng triển khai đưa 200 hệ thống bảo quản và sấy nông sản đa văng CĐV- ECO xuống các vùng sản xuất nông sản tập trung như: vùng vải tỉnh Bắc Giang, vùng nhãn và xoài của tỉnh Sơn La, vùng trồng cà rốt của tỉnh Hải Dương, vùng trồng khoai của tỉnh Long An, vùng trồng bơ và mít ở Tây Nguyên…

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top