Nhiều nhà vườn trồng dâu tây ở Đà Lạt đang tập trung chăm sóc để phục vụ thị trường dịp Festival hoa diễn ra vào tuần tới, nhưng do trời mưa liên tục khiến trái bị hư hỏng nặng.
Thông thường từ Noel đến sau Tết Nguyên đán, dâu tây Đà Lạt rộ thu hoạch. Nhưng từ gần một tuần nay, Đà Lạt thiếu nắng và 3 ngày qua do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khiến trời mưa dầm cả ngày làm cho trái dâu đã đậu quả bị thối, lớp hoa mới ra bị rụng.
Dâu tây công nghệ cao được canh tác trong nhà kính bằng phương pháp bán thuỷ canh ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng.
"Chưa năm nào Đà Lạt lại mưa dầm trước Noel như năm nay. Tôi có 1.000m2 dâu tây đang rất sai quả nhưng mưa hai ba ngày liên tục làm trái bị hư khoảng 30%" - nhà vườn tên Phát cho biết.
Phần lớn dâu tây Đà Lạt được canh tác ngoài trời, phổ biến là giống dâu Mỹ đá, trái to, cứng. Nhưng thời tiết bất lợi như hiện tại khiến sản lượng dâu ngoài trời bị ảnh hưởng nặng. Trong khi đó, diện tích dâu tây trồng trong nhà kính ở Đà Lạt với những dòng dâu cao cấp của Nhật, Newzeland chỉ có khoảng trên 10ha. Bên cạnh đó, tuy trồng trong nhà kính không bị mưa, nhưng trời thiếu nắng vẫn khiến dòng dâu này bị ảnh hưởng sản lượng.
Thời điểm hiện tại, nhà vườn trồng dâu đang bán cho thương lái loại dâu Mỹ đá với giá 25.000 đồng một kg và đang rất kỳ vọng vào lễ Noel, tiếp đó là Festival hoa Đà Lạt. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết như hiện nay, nhà vườn trồng dâu tây đang chịu thiệt hại về sản lượng, do đó giá cả chắc chắn sẽ tăng.
Ông Nghi, một nhà vườn trồng dâu tây lâu năm cho biết, dâu trồng ngoài trời mùa này có giá từ 25.000 đồng trở lên là khá tốt. Các năm trước, vào những ngày trước Tết Nguyên đán, giá cũng chỉ từ 13.000 đến 15.000 đồng một kg, và lên chút ít sau Tết do lượng khách du lịch tăng.
Nhiều nhà vườn trồng dâu ở Đà Lạt cho hay, dịp Noel và Festival hoa, những vườn dâu phục vụ cho khách tham quan thường trúng lớn. Giá dâu bán cho khách tham quan tự hái trung bình từ 100.000 đến 150.000 đồng một kg. Năm nay, với tình trạng khan hiếm do thời tiết, chắc chắn các nhà vườn sẽ tăng giá.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.