Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 3 năm 2021 | 9:20

Đà Nẵng xây 5 cụm công nghiệp để giải quyết bài toán ô nhiễm khu dân cư

Trong 5 năm tới, Đà Nẵng sẽ phát triển thêm 4 - 5 cụm công nghiệp mới để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và khắc phục các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
 
Làng nghề trong khu dân cư thường xuyên gây ô nhiễm môi trường.
Làng nghề trong khu dân cư thường xuyên gây ô nhiễm môi trường.

 

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, Đà Nẵng sẽ phát triển thêm 4 - 5 cụm công nghiệp mới nhằm đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu đất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ. Đặc biệt là các cơ sở nằm trong khu dân cư (KDC) cần phải di dời và bố trí tập trung để ổn định và phát triển sản xuất, khắc phục các vấn đề về ô nhiễm môi trường trong KDC.
 
Bên cạnh đó, hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và bố trí, sắp xếp các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ vào Khu quy hoạch làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn giai đoạn II.
 
Đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề đá chẻ Hòa Sơn để bố trí tập trung các cơ sở làm nghề đá chẻ tại Hòa Vang nhằm quản lý tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.
 
Điều chỉnh đưa cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng ra khỏi quy hoạch các cụm công nghiệp của thành phố để bố trí quỹ đất cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật khác nhằm phát triển KT - XH của thành phố.
 
Tỷ lệ nước thải, khí thải công nghiệp được thu gom và xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn xả thải đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đúng quy định đạt 100%.
 
Giai đoạn 2026 – 2030 tập trung thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã xây dựng trong giai đoạn trước với tỷ lệ lấp đầy đến năm 2030 đạt 100%. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài cụm công nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cụm công nghiệp. Tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu mặt bằng của doanh nghiệp có thể nghiên cứu để bổ sung mới hoặc mở rộng các cụm công nghiệp phù hợp.
 
Đà Nẵng định hướng từ nay đến năm 2030 tập trung phát triển 4 cụm công nghiệp ưu tiên gồm: Cẩm Lệ (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ); Hòa Nhơn (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang); Hòa Hiệp Bắc (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) và Hòa Khánh Nam (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu).
 
Để thực hiện mục tiêu, về giải pháp huy động vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung TP. Đà Nẵng với tầm nhìn dài hạn (30 - 50 năm), làm cơ sở xác định quỹ đất cho phát triển công nghiệp thành phố trước mắt và lâu dài, trong đó có các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề.
 
Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp mới trên địa bàn...
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top