Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2017 | 10:1

Đặc khu kinh tế: Lo nhiều quá thì không làm được

Việt Nam đã xây dựng được khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu nhưng còn dậm chân tại chỗ trong thử nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế.

Bàn về mô hình này, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng: "cần hướng tiếp cận đột phá".

 
Đặc khu kinh tế: Lo nhiều quá thì không làm được - Ảnh 1.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thiên khẳng định đặc khu kinh tế phải thu hút được các nhà đầu tư hạng nhất, những công dân hạng nhất.

* Dự thảo luật đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) do Bộ Kế hoạch - đầu tư xây dựng và sẽ được trình tại kỳ họp Quốc hội tới đã đề cập nhiều vấn đề về mô hình tổ chức tại đặc khu. Ông hình dung thế nào về diện mạo đặc khu kinh tế trong tương lai?

- Hiện, Việt Nam đã xây dựng một số khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở. Nhưng các khu vực này chỉ có sự khác biệt duy nhất là được hưởng thêm ưu đãi. Còn việc thử nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế, chúng ta đã bàn 10 - 15 năm nay nhưng chưa nhúc nhích gì. Do đó, trong việc thảo luận lần này, cần hướng tiếp cận đột phá.

Đặc khu phải khác biệt hẳn với phần còn lại. Xây dựng đặc khu phải thu hút được nguồn lực tốt nhất của thế giới. Thu hút được những nhà đầu tư hạng nhất, những công dân hạng nhất. Như thế mới đủ sức cạnh tranh với thế giới, mới đột phá được.

Theo tinh thần chỉ đạo, đặc khu được xác định là cơ quan hành chính thuộc tỉnh, như thế thì thẩm quyền sẽ vướng "trần" là ông Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng thật ra, với đặc thù của mô hình này, nhiều khi thẩm quyền của đặc khu còn vượt trên cả tỉnh. Tôi thấy ở đây, mọi con đường đều dẫn đến quyền lực trực tiếp với Thủ tướng vì Thủ tướng là người điều hành, người nắm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng đặc khu.

* Ông đã nhiều lần đề cập đến những ví dụ thành công trong tổ chức mô hình đặc khu kinh tế. Những đặc khu thành công trên thế giới họ đã xử lý vấn đề trao quyền lực và kiểm soát quyền lực với người đứng đầu đặc khu theo cách nào?

- Đừng nên suy nghĩ cứng nhắc, tư duy tổ chức hành chính thông thường là nó phải thuộc gì. Còn ở đây, đặc khu là một mô hình đặc biệt, có cơ chế quyền lực đặc thù, phù hợp với mục tiêu đặt ra. Chúng ta đang muốn tạo ra một thiết chế mới, đặc thù, trao quyền lớn và đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực như Hiến pháp quy định, tức có quyền lực thì phải có giám sát quyền lực.

Thiết kế thể chế đó, quan trọng nhất là xác định mục tiêu, xây dựng đặc khu để giải quyết vấn đề gì? Cần thiết chế như thế nào, cần được trao những quyền lực gì để thực hiện mục tiêu đó.

Tôi cho rằng, nguyên tắc quan trọng nhất là hoạt động của đặc khu phải tuân thủ, không trái với Hiến pháp là được. Còn cứ chiếu vào các luật như Luật tổ chức chính quyền địa phương rồi cho rằng nó phải như thế này, thế kia mới đúng quy định thì làm sao mà còn đặc biệt, đặc thù gì nữa? Cứ lật qua lật lại, lo sợ nhiều quá thì không làm được đâu.

Quyền lực của người đứng đầu đặc khu thực sự rất lớn, như một Chủ tịch tỉnh độc lập, một thủ trưởng của toàn khu, như mô hình của Macau, Hongkong vậy. Trưởng đặc khu có toàn quyền trong lãnh địa đấy. Phần lãnh địa này chỉ phụ thuộc vào quốc gia ở vấn đề chủ quyền, ngoại giao, an ninh - quốc phòng. Ngoài ra, nó rất độc lập và khác biệt với các đơn vị hành chính thông thường trong nước.

* Như vậy việc xây dựng thiết chế trưởng đặc khu là hoàn toàn khả thi và có cơ chế để giám sát việc lạm quyền?

- Nếu cứ ngồi và tưởng tượng thì khó lắm. Tôi trao quyền cho ông thì có nghĩa là chính ông phải chịu trách nhiệm, tôi sẽ là người giám sát. Chúng ta phải tin vào một hệ thống dân chủ chứ cứ nghĩ như vậy thì sao làm được. Ta thiết kế cái đó ra để có một hệ thống giám sát dựa trên nền tảng dân chủ, công khai minh bạch.

Tại sao không nói các đơn vị hành chính trong nước cũng dễ có nguy cơ về lạm quyền, nhất là khi cơ chế ở đây, việc ra quyết định tập thể là nhiều hơn và người đứng đầu không chịu trách nhiệm toàn diện. Còn ở đặc khu kinh tế lại là cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp, nó sẽ phải khác chứ.

Tôi thậm chí còn muốn tăng hơn nữa thẩm quyền cho Trưởng đặc khu.

* Vậy theo ông, với đề xuất như dự thảo luật hiện hành là trao tới 116 thẩm quyền cho ông trưởng đặc khu, liệu đã đủ chưa?

- Quan trọng nhất là thẩm quyền phải đi liền với trách nhiệm. Thiết kế cơ chế chịu trách nhiệm đó như thế nào, bằng giám sát hay bằng công khai minh bạch… thì đó là vấn đề kỹ thuật, cần phải bàn. Quyền lực của trưởng đặc khu phải như một chủ tịch tỉnh độc lập, như mô hình của Macau, Hongkong vậy, toàn quyền trong hòn đảo đấy. Phần lãnh địa này chỉ phụ thuộc vào quốc gia ở vấn đề chủ quyền, ngoại giao, an ninh quốc phòng.

Hoạt động của đặc khu chỉ căn cứ vào Hiến pháp thôi chứ cứ chiếu vào các luật rồi cho rằng nó phải như thế này, thế kia thì làm sao mà đặc biệt, đặc thù được nữa. Cứ lật qua lật lại, lo sợ nhiều quá thì không làm được. Không nên để trói buộc bởi các quy tắc cũ, nếu chúng ta cứ rà lại với các quy tắc cũ thì không hiệu quả.

Theo Tuoitre.vn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top