Song song với phát triển kinh tế, phải giữ gìn “gia tài” văn hóa dân tộc như là “hệ điều tiết” xã hội. Đó là điều mà người dân Đắk Nông đang dày công thực hiện, thông qua việc kêu gọi người dân xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự...
Mới đây, tỉnh Đắk Nông đã đón Đoàn chuyên gia UNESCO vào khảo sát thực địa và tiến trình xây dựng hồ sơ công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất núi lửa Krông Nô. Điều đáng nói, chuyến khảo sát diễn ra chỉ trong mấy ngày nhưng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các chuyên gia.
Người bạn đồng nghiệp của tôi đi theo đoàn cho biết, bên cạnh sự đón tiếp trọng thị, chu đáo, ân cần của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng, tại các điểm Đoàn chuyên gia đến, đồng bào các dân tộc cũng hết sức vui mừng, thể hiện tình cảm rất nồng ấm. Bên bếp lửa hồng và men say của rượu cần, cả người dân cùng các chuyên gia tay trong tay nới rộng vòng xoay và hát những giai điệu của Tây Nguyên.
Ngoài ra, các chuyên gia còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng như cơm lam, thịt nướng, canh thụt, đọt mây, lá bép... Sự chân tình, ấm áp đó đã khiến nhiều thành viên của đoàn rất ấn tượng, vì tất cả đều rất đẹp, và nhất là tình cảm mà cộng đồng nơi đây mang lại cho họ.
Lâu nay, nhiều bạn bè, du khách trong và ngoài nước khi đến với Đắk Nông cũng luôn bày tỏ sự hài lòng về những danh lam, thắng cảnh, nhất là lòng mến khách, tiếp đón nồng hậu của người dân Đắk Nông.
Mỗi khi tỉnh đăng cai tổ chức các giải thể thao thành tích cao của quốc gia như bóng chuyền nữ, võ thuật…, các đoàn vận động viên ngoài tỉnh khi đến với Đắk Nông đều cảm nhận được sự chân tình, ấm áp, vô tư, mến mộ của người dân Đắk Nông.
Chúng ta cũng chưa hề chứng kiến hay nghe “điều tiếng” gì về những hình ảnh chướng tai, gai mắt, phản cảm, chặt chém giá cả đối với du khách của người dân trong tỉnh.
Đặc biệt, mặc dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều phong trào như hiến đất, góp công, góp của xây dựng nông thôn mới, giúp nhau giảm nghèo, làm việc thiện, hiến máu tình nguyện... trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa rộng rãi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các bạn trẻ, đoàn viên, thanh niên.
Điển hình, với tấm lòng thiện nguyện, mỗi người chia sẻ một chút vật chất, thời gian để hỗ trợ những hoàn cảnh, mảnh đời kém may mắn trong xã hội, nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện do các bạn trẻ thành lập đã ra đời, góp phần gắn kết, sẻ chia, nhân lên những tấm lòng nhân ái trong cộng đồng.
Ở các địa phương xuất hiện ngày càng nhiều những người dân, với tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp, sẵn sàng hiến đất, chặt bỏ cây trồng của gia đình để xây dựng các công trình công cộng mà không đòi hỏi bất cứ một sự đền bù nào.
Mới đây, sau khi kết thúc Chương trình “Đắk Nông-Mùa bơ chín” năm 2018, đảo nổi hồ Trung tâm thị xã Gia Nghĩa - nơi tổ chức Hội chợ thương mại kết nối cung cầu bơ và các sản phẩm nông nghiệp đã ngập trong rác thải, gây phản cảm, ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân do đơn vị được tỉnh thuê tổ chức sự kiện là một công ty ngoài tỉnh, đáng lý họ phải có trách nhiệm thu dọn rác thải, bàn giao lại mặt bằng sạch sẽ như ban đầu, nhưng họ đã không làm.
Vậy là, mặc dù không thuộc trách nhiệm của mình, nhưng sau khi nắm bắt thông tin, UBND thị xã Gia Nghĩa đã vận động doanh nghiệp vệ sinh môi trường huy động cả chục nhân công nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ khu vực đảo nổi.
Sự chỉ đạo kịp thời của UBND thị xã Gia Nghĩa và sẵn sàng vào cuộc của công ty môi trường thật sự đáng được biểu dương, không những bảo đảm vệ sinh môi trường cho đô thị mà còn thể hiện sự ứng xử có văn hóa.
Đó chính là điều bắt nguồn từ văn hóa ứng xử của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Đắc Nông, cũng có thể gọi đó là “gia tài” văn hóa mà địa phương đã và đang dày công vun đắp, cố gắng giữ gìn, phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
Những hành động đẹp, việc làm hay, cách ứng xử thân thiện, văn minh của mỗi người dân, chính là góp phần xây dựng lối sống văn hóa, đạo đức, sống có nghĩa có tình ở Đắc Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.