Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 8 năm 2020 | 10:47

Đắk Lắk: Covid-19 bùng phát trở lại, nông dân trồng thanh long gặp khó

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển thanh long đi tiêu thụ các tỉnh, thành trên cả nước gặp khó khăn cũng như không thể xuất sang thị trường Trung Quốc.

Hiện hơn 100ha thanh long ở xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị ứ đọng đầu ra khiến nhà vườn buồn bã vì giá bán quá thấp, bình quân 2.000-3.000 đồng/kg.
 
Chị Đặng Thị Na ở xã Cư Êbur cho biết: “Gia đình tôi trồng 1.000 trụ thanh long trên diện tích hơn 1ha. Thời điểm cách đây vài tháng, cây sinh trưởng phát triển tốt, đậu trái nhiều, chúng tôi mừng thầm vì trúng mùa. Ai ngờ chuẩn bị đến thời điểm thu hoạch thì Đắk Lắk phát hiện có ca mắc Covid-19 và TP Buôn Ma Thuột phải cách ly xã hội, việc vận chuyển nông sản sang các tỉnh, thành khác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khiến hàng tấn thanh long của gia đình bị ứ đọng. Giá thanh long hiện chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (7.000 - 15.000 đồng/kg). Điều đáng buồn là giá thấp nhưng người mua cũng èo uột.
 
img_20200814_103345-1.jpg
Nông dân trồng thanh long ở xã Cư Êbur gặp nhiều khó khăn khi đến thời điểm thu hoạch mà không có nơi tiêu thụ khiến thanh long ứ đọng.

Hiện vườn thanh long 400 trụ của gia đình anh Lê Hồng Thắng đã chín đỏ cây, nhưng vẫn chưa có thương lái nào tìm đến mua khiến anh hết sức lo lắng. Anh Thắng chia sẻ: “Vào thời điểm này năm ngoái, thương lái ồ ạt đến tận vườn đặt tiền cọc hỏi mua trước khi gia đình vào mùa thu hoạch. Còn năm nay, đầu ra khó khăn khiến các đại lý không mặn mà thu mua. Không biết tình hình ở cửa khẩu như thế nào chứ giá thanh long ở đây thì giảm từng ngày. Chúng tôi gọi điện cho thương lái, đồng ý hạ giá xuống còn 1.800 đồng/kg nhưng họ cũng không đến mua, dù với mức giá này, nhà vườn thua lỗ nặng, bởi bình thường, mỗi 1kg thanh long được bán với giá hơn 12.000 đồng”.

Theo các chủ vườn thanh long, ngay trong những ngày đầu năm, giá thanh long vẫn được giữ ở mức 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, những tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá loại nông sản này chỉ còn ở mức 2.000 - 3.000 đồng/kg đối với vườn có tỉ lệ trái đẹp, còn những vườn không đáp ứng tiêu chí này, giá bán còn thấp hơn.
 
Được biết, Cư Êbur hiện hiện có gần 130ha thanh long, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 3.000 tấn sản phẩm tươi. Trong đó, riêng thanh long thu hoạch trái vụ trong mùa khô chiếm đến 50% so với tổng sản lượng thanh long thu hoạch cả năm của địa phương. Tuy nhiên, thanh long ở đây chủ yếu được xuất sang Trung Quốc cũng như đầu ra của sản phẩm đang phụ thuộc vào sức mua của thương lái và các đại lý thu mua trái cây trên địa bàn nên khi dịch bệnh bùng phát, việc tiêu thụ sản phẩm nông dân gặp nhiều khó khăn.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top