Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 9 năm 2018 | 10:4

Đắk Lắk: Gìn giữ nghề làm lân truyền thống

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người làm đầu lân truyền thống lần lượt bỏ nghề vì không tìm được đầu ra, thu nhập thấp...

Nhưng ông Nguyễn Thái (ở phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) vẫn quyết tâm gìn giữ nghề ông cha để lại.

ac-lac-tin-tay-ng-98989.jpg

Ông Thái đang trang trí đầu lân

Có mặt tại cơ sở làm lân của gia đình ông Thái vào những ngày đầu tháng 8 âm lịch mới thấy hết không khí khẩn trương hoàn thành các bộ đầu lân truyền thống để kịp giao cho các đoàn múa lân về tập luyện. Ông Thái kể: “Trước đây, từ cuối tháng 6 âm lịch các cơ sở làm lân làm không hết việc. Giờ người theo đuổi nghề  không còn nhiều như xưa…”.

Gắn bó với nghề hơn 20 năm, ông Thái không nhớ hết đã làm biết bao nhiêu chiếc đầu lân. Với ông, làm công việc này không chỉ để mưu sinh mà còn là niềm đam mê.

Ông Thái chia sẻ, để làm được đầu lân, trước tiên người thợ phải dùng những đoạn tre để tạo khuôn. Sau đó nhúng gạc, giấy vào nước rồi đắp lên khuôn, phết hồ dán để tạo hình cho lân. Các loại giấy dán phải có độ dai để không bị nát vụn, hồ dán cũng là loại có độ kết dính cao. Công đoạn này phải làm thật nhanh cho bề mặt láng mịn để dễ dàng cho công đoạn trang trí.

Sau khi đầu lân được phơi khô, người thợ sẽ bọc “da” cho lân bằng một số nguyên liệu như: giấy thiếc, vải kim sa, vải nhung... tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Theo nghệ nhân Thái, khó nhất là công đoạn trang trí đầu lân, đòi hỏi người thợ có trình độ tay nghề nhất định để phối màu hài hòa, tinh tế giữa hoa văn, đặc biệt là những hoa văn có họa tiết phức tạp. Mỗi màu sắc trên đầu lân đều có ý nghĩa khác nhau: màu đỏ tượng trưng cho sự sung túc, màu vàng tượng trưng cho tiền bạc…

Theo quan sát, điểm khác biệt của đầu lân do ông Thái làm chính là sự uyển chuyển, mềm mại khi biểu diễn. Ông Thái tiết lộ “bí quyết”: “Nhằm tạo cho người xem có cảm giác như thật khi xem, người thợ sẽ dùng lông cừu trang trí cho lân.

Hiện nay, mỗi đầu lân có giá bán từ 1,5 triệu đến 3 triệu đồng, riêng loại cao cấp từ 7 triệu đến 8 triệu đồng/chiếc - đó là những con lân có hoa văn đẹp lại có khả năng chống thấm nước. Đầu lân đạt tiêu chuẩn phải cân đối, hài hòa và tạo sự dễ dàng cho người múa lân khi thực hiện các động tác.

Dẫu nghề làm đầu lân hiện nay không còn rộn ràng, nhộn nhịp như trước kia, nhưng không vì thế mà niềm đam mê gìn giữ nghề truyền thống của cha ông thôi cháy bỏng trong lòng ông Nguyễn Thái bởi ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến cơ sở học nghề làm lân.

Đang cặm cụi tập vẽ mắt cho lân, em Nguyễn Văn Đại (ở xã Ea Riêng, huyện M’Đrắk) chia sẻ,  lúc mới bắt đầu  học em được thầy Thái hướng dẫn tỉ mỉ những công đoạn đơn giản như tạo khung, dán giấy, đến khi vững tay nghề thì mới học vẽ đầu lân.

Em Đại cho hay: “Nghề làm lân đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên luyện tập. Từng nét vẽ được thực hiện tỉ mỉ nhưng không kém phần dứt khoát. Khó nhất là học cách vẽ sao cho đôi mắt lân có hồn, con lân nhìn mạnh mẽ, hung dữ hay hiền lành đều thể hiện qua ánh mắt”.

Không chỉ có nam giới, mà nhiều bạn nữ đam mê cũng tìm đến cơ sở của ông Nguyễn Thái để học nghề làm lân. Như trường hợp của em Nguyễn Thị Ánh Tuyết (ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), cách đây 3 năm, trong một lần cùng bạn đến cơ sở của ông Thái tham quan, Tuyết đã mê mẩn với những con lân đầy màu sắc.

Tuyết bày tỏ: “ Không chỉ lúc nhỏ, mà lớn lên cứ mỗi dịp Trung thu lại đi theo đoàn lân khắp xóm. Nhìn mấy đứa nhỏ trong xóm thích thú với những chú lân, em tự nhủ sao mình không theo học nghề ý nghĩa này. Thế là em theo học tới giờ”. Hiện nay, Tuyết giờ đã là thợ làm lân “cứng tay” ở xưởng của ông Thái.

Dẫu nghề làm đầu lân hiện nay không còn rộn ràng, nhộn nhịp như trước kia, nhưng không vì thế mà niềm đam mê gìn giữ nghề truyền thống của cha ông thôi cháy bỏng trong lòng ông Nguyễn Thái bởi ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến cơ sở học nghề làm lân.

Đang cặm cụi tập vẽ mắt cho lân, em Nguyễn Văn Đại (ở xã Ea Riêng, huyện M’Đrắk) chia sẻ,  lúc mới bắt đầu  học em được thầy Thái hướng dẫn tỉ mỉ những công đoạn đơn giản như tạo khung, dán giấy, đến khi vững tay nghề thì mới học vẽ đầu lân.

Em Đại cho hay: “Nghề làm lân đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên luyện tập. Từng nét vẽ được thực hiện tỉ mỉ nhưng không kém phần dứt khoát. Khó nhất là học cách vẽ sao cho đôi mắt lân có hồn, con lân nhìn mạnh mẽ, hung dữ hay hiền lành đều thể hiện qua ánh mắt”.

Không chỉ có nam giới, mà nhiều bạn nữ đam mê cũng tìm đến cơ sở của ông Nguyễn Thái để học nghề làm lân. Như trường hợp  em Nguyễn Thị Ánh Tuyết (ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), cách đây 3 năm, trong một lần cùng bạn đến cơ sở của ông Thái tham quan, Tuyết đã mê mẩn với những con lân đầy màu sắc.

Tuyết bày tỏ: “Không chỉ lúc nhỏ, mà lớn lên cứ mỗi dịp Trung thu lại đi theo đoàn lân khắp xóm. Nhìn mấy đứa nhỏ trong xóm thích thú với những chú lân, em tự nhủ sao mình không theo học nghề ý nghĩa này. Thế là em theo học tới giờ”. Hiện, Tuyết đã là thợ làm lân “cứng tay” ở xưởng của ông Thái.

Container lật trên đèo Bảo Lộc, tài xế mắc kẹt trong cabin

Đang đổ đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng), thì xe container đâm vào vách núi lật ngửa khiến tài xế mắc kẹt trong cabin.

lam-đog-xe-đo-99291.jpg
Hiện trường vụ tai nạn lật xe trên đèo Bảo Lộc

 

Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 16 giờ ngày 14/9. Vào thời điểm trên xe container mang BS: 51R - 081.06 kéo theo rơ moóc chở hàng hóa (chưa rõ danh tính tài xế) đang lưu thông trên Quốc lộ 20 theo hướng từ TP Đà Lạt về TP Hồ Chí Minh. Khi đến khúc cua tượng đài Đức Mẹ (đèo Bảo Lộc, thuộc địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) thì tông vào vách núi rồi lật ngửa. Tại hiện trường cho thấy, chiếc container bị lật ngửa “phơi” bụng lên trời, đầu xe đâm thẳng vào vách núi. 

Theo một số nhân chứng, khi tai nạn xảy ra, tài xế bị mắc kẹt trong cabin và được nhiều người đi đường phát hiện đập cửa đưa ra ngoài an toàn. Được biết, tài xế chỉ bị trầy xước nhẹ.

Nhận được tin báo, Công an huyện Đạ Huoai đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng lực lượng cứu hộ giải phóng hiện trường vụ tai nạn và điều tiết giao thông. Đến 17 giờ 30 cùng ngày, công tác cứu hộ vẫn đang được cơ quan chức năng triển khai gấp rút. 

Hiện, nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Gia Lai: Diễn tập phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Sáng 14/9, Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thị xã Ayun Pa (Gia Lai) tổ chức diễn tập Phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) năm 2018 tại xã Ia Rtô. Dự có đại diện Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các huyện Ia Pa, Phú Thiện.

 

gia-lai-1919.jpg

 Di dời các hộ dân bị nước lũ lên bờ

Theo kịch bản, cuộc diễn tập trải qua 2 phần gồm: nội dung thực hành vận hành cơ chế lãnh đạo, điều hành và diễn tập thực binh. Trong đó, phần diễn tập thực hành vận hành cơ chế lãnh đạo sau khi nhận được Công điện khẩn của tỉnh, lãnh đạo Thị ủy và UBND thị xã Ayun Pa đã tổ chức họp Thường trực Thị ủy mở rộng để nghe báo cáo, đánh giá tình hình mưa lũ, sau đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thị xã đã họp triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, huy động lực lượng, trang-thiết bị, tài chính để phục vụ đối phó với sự cố.

Cụ thể, tình huống giả định thực hành cứu nạn trên sông Ba đoạn dưới chân đèo Tô Na khi mưa kéo dài kết hợp Thủy điện An Khê-Ka Nak và hồ Ayun Hạ xả lũ khiến nước sông Ba vượt báo động 3 từ 2,5 đến 3 mét, gây ngập nhiều hộ dân và cuốn trôi nhiều người cùng tài sản. Lực lượng cứu hộ bằng ca nô, xuồng máy đã nhanh chóng rà soát trên sông để tìm kiếm người bị nạn đưa lên bờ cấp cứu và di dời người dân, di dời tài sản lên khu vực cao.

 Tình huống tiếp theo là mưa bão, lũ đe dọa tính mạng người dân buôn Ama Miơng (xã Ia Rtô) buộc phải di tản. Lực lượng chức năng gồm Công an, Quân đội và lực lượng tại chỗ đã giúp đỡ người dân chằng chống nhà cửa, sau đó vận động, tổ chức, hỗ trợ di tản người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tình huống thứ 3 là tiếp nhận, bố trí nơi ăn, ở và cứu trợ người dân vùng ngập lũ về nơi tạm trú an toàn tại điểm phân hiệu Trường lái tuộc Công ty vận tải Gia Lai cách đó hơn 1 cây số.

Cuộc diễn tập diễn ra trong 1 buổi sáng. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thị xã Ayun Pa đánh giá đã hoàn thành các nội dung diễn tập. “Qua diễn tập đã giúp các cấp, các ngành và người dân thị xã Ayun Pa kiểm tra lại khả năng sẵn sàng ứng phó với tình hình diễn biến thiên tai ngày càng khốc liệt để giảm bớt thiệt hại”-ông Nguyễn Văn Lộc-Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo PCTT và TKCN thị xã Ayun Pa cho hay.

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    UBND thành phố Huế vừa phối hợp cùng với Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD).

  • Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Trong hai ngày 16-17/3 (nhằm mồng 7 và mồng 8 tháng hai âm lịch) đã diễn ra Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam – Hội An 2024 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với nhiều hoạt động đặc sắc.

  • Chuyển đổi số góp phần xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

    Chuyển đổi số góp phần xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

    Ngày 15/3, Đoàn bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo Khoa học Thanh niên với chủ đề “Thanh niên ứng dụng chuyển đổi số góp phần xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại”.

Top