Từng là loại cây được trồng xen trong vườn cà phê để che bóng, chắn gió nhưng vài năm gần đây cây bơ, sầu riêng đã đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân Đắk Lắk.
Gia đình ông Mai Đình Phượng, ngụ thôn An Phú, xã Ea Drơng, huyện Cư M’Gar bình quân mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng từ cây sầu riêng trồng xen với cà phê. Bằng những kiến thức khoa học kỹ thuật tích lũy và học tập, nên 100 cây sầu riêng ông trồng đều sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng xuất cao. Giống cây cầu riêng Đôna techno của gia đình ông Phượng luôn đạt năng suất ổn định từ 15-18 tấn/ha. Với giá giao động tùy theo thời điểm, trừ hết chi phí đầu tư, sản xuất ông thu lãi đạt trên 500 triệu đồng/năm.
Có được lợi nhuận trong việc bán sầu riêng, năm 2015, ông Phượng đã đầu tư mua thêm 1ha đất để phát triển thêm diện tích trồng cây cà phê, hồ tiêu xen sầu riêng Đôna techno, bơ booth... Đồng thời, tái canh diện tích cà phê già cỗi bằng việc ghép giống mới và nhiều loại cây ăn trái có gía trị kinh tế cao.
Ông Phượng cho biết: “Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên trồng cây bị sâu bệnh và chết nhiều. Dần dần về sau do chịu khó học hỏi, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nên nay không còn hiện tượng cây chết. Hiện nay, các cây trồng mới cũng đã bắt đầu cho thu hoạch, trong vài năm tới thu nhập của gia đình sẽ còn cao hơn nhiều”.
Vườn sầu riêng sai trái của gia đình ông Phượng
Mấy năm gần đây cây bơ, sầu riêng liên tục được giá cùng với chi phí đầu tư thấp nên nông dân Đắk Lắk đang phát triển mạnh hai loại cây này. Ông Trần Xuân Đóa (SN 1958, ngụ ở thôn Hoà Trung, xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk) là một trong những hộ dân có diện tích bơ lớn nhất trong xã với hơn 200 gốc bơ Booth trồng được 3 năm. Năm vừa rồi bơ cho thu bói được 2 - 3 tạ, bán giá 70.000 đồng/kg. Năm nay, cây bắt đầu cho thu chính thì lại gặp thời tiết xấu khiến tỉ lệ đậu quả rất thấp.
Ông Đoá cho hay, nếu như không có trận mưa trái mùa vào đầu tháng hai vừa qua rơi trúng thời điểm hoa đang bung nở cộng thêm hiện tượng sương muối, côn trùng, bọ xít xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng tới quá trình đậu quả thì với 200 gốc bơ sẽ cho thu nhập trên 20 tấn, giá bình quân là 70.000 đồng/kg, ông cầm tiền tỉ trên tay. Nhưng với tình hình hiện nay chỉ thu được vài tấn.
Ông Nguyễn Đình Vượng, Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết, thu nhập của người dân trong xã chiếm 80 % từ cây cà phê, hồ tiêu, cao su, sầu riêng, bơ… Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, nông dân bắt đầu phát triển mạnh cây bơ và sầu riêng, do giá hai loại cây này đang tăng cao, chi phí đầu tư thấp, mang lại thu nhập đáng kể cho người trồng. Năm trước người dân rất phấn khởi vì bơ, sầu riêng vừa được mùa, được giá, còn năm nay do ảnh hưởng xấu từ thời tiết nên năng suất giảm, thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Theo ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở NN - PTNN Đắk Lắk: Theo số liệu thống kê đến đầu tháng 1/2017, toàn tỉnh có 2.880ha sầu riêng và 2.414ha bơ chủ yếu trồng xen với cây cà phê. Việc trồng xen các loại cây ăn quả trong đó có nổi lên nhất là cây bơ, sầu riêng vào vườn cà phê đang là hướng đi phù hợp với chủ trương đa dạng hoá cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Cây trồng xen vừa cho thu nhập vừa che nắng, chắn gió cho cây chủ lực cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trong quá trình trồng, nông dân cần chú ý tuân thủ các quy định về chọn cây giống, kỹ thuật trồng, không nên chạy theo năng suất lạm dụng thuốc, phân bón hoá học hoặc trồng theo phong trào dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu như hồ tiêu là một ví dụ điển hình.
Quốc Hùng - Thu Sa
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…