Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2018 | 8:16

Đắk Lắk: Thấp thỏm nỗi lo vườn cà phê bung hoa sớm

Mặc dù vụ cà phê 2018-2019 mới thu hoạch khoảng 50%, nhưng nhiều vườn cà phê ở Đắk Lắk đã bung hoa. Hiện tượng này khiến bà con lo lắng vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vụ sau.

 

nong-ca-fe-111999.jpg
 Vườn cà phê anh Toán, ra hoa khi chưa hái quả

 

Ông Ngàn A Cỏng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có hơn 1 ha cà phê hiện chưa thu hoạch được vì cây đang trổ hoa. Ông Cỏng cho biết: Năm nay, trời đang nắng lại gặp mưa đột ngột, nên cà phê ra hoa và nở khá nhiều. Mấy năm trước, chỉ một số ít cây ra hoa kiểu này, nhưng năm nay khoảng 2/3  vườn đã trổ hoa. Nếu không hái thì cà phê rụng xuống gốc, việc thu hái sẽ lâu hơn vì phải gom, nhặt quả mà hái thì sợ rụng bông, hư cành.

Tương tự, hộ anh Hoàng Văn Toán, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) có 2 ha đã chín đỏ vườn, nhưng chưa hái vì cây nở hoa nhiều. Theo anh Toán, cà phê ra hoa như thế này không đạt yêu cầu, vì dễ bị thối khi gặp sương muối, quá trình thu hái dễ bị gãy rụng, nấm bệnh, rệp tấn công, ảnh hưởng tới sức đề kháng, năng suất vụ tới.

“Nếu cứ thu hoạch sẽ làm rụng hoa, hỏng các mắt mầm, khiến cho đợt ra hoa tiếp theo không đạt. Còn nếu thời tiết thuận lợi, hoa cà phê đậu được quả, nhưng do chưa bảo đảm các điều kiện cần thiết như thời gian nghỉ, bón phân của cây, nên cây chưa đủ sức, dẫn đến chất lượng cà phê năm 2019 thấp”- Anh Toán lo lắng nói

Không riêng các gia đình trên, năm nay, hiện tượng cà phê nở sớm, tỷ lệ cao trước khi thu hoạch khá nhiều, nhất là xã Gia Nghĩa.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện tượng trên là biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu, đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Việc cà phê ra hoa sớm khi chưa thu hoạch, hoặc mới thu hoạch xong, là lúc cây chưa được tỉa cành, tạo tán, chưa được chăm sóc đã ra hoa, sẽ gây không ít khó khăn, bất lợi cho nông dân, do cà phê giảm sản lượng vụ sau.

Nếu  cà phê nở tỷ lệ cao, nông dân không nên hái quả ngay, chờ thời gian vừa đủ, khi thấy hoa héo mới háI, để hạn chế ảnh hưởng đến hoa, tăng khả năng đậu quả.

Sau hái, bà con nhanh chóng vệ sinh vườn, cắt, tỉa cành; chú ý chờ đủ thời gian cho cây phân hóa mầm hoa đồng đều, từ đầu cành ra ngọn mới tưới nước, tránh tưới đuổi, trung bình lần đầu tiên tưới từ 400-450 lít nước/cây.

Đồng thời, bà con chú trọng bón phân đầy đủ theo chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây và trái non, nhằm bảo đảm cho vườn cà phê vượt qua giai đoạn khắc nghiệt trong mùa khô.

Gia Lai: "Khát" nhân công thu hoạch cà phê

Từ cuối tháng 11 trở đi là cao điểm thu hoạch cà phê. Năm nay, bên cạnh nỗi lo năng suất sụt giảm, giá bấp bênh, người trồng cà phê ở Gia Lai còn gặp khó trong việc tuyển nhân công thu hoạch.

 

g-l-thu-hai-cfe-999991111-ca-phe.jpg
 Thiếu nhân công thu hái cà phê ở Gia Lai

 

Được biết, mỗi héc ta cà phê vào mùa thu hoạch, cần ít nhất 5 lao động/tuần. Với hơn 93.000 ha cà phê, trong đó khoảng 80.000 ha đang kinh doanh, nhiều năm qua, tình trạng khan hiếm nhân công vào mùa thu hoạch luôn diễn ra ở Gia Lai. 

Tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông, những ngày này, bà Nguyễn Thị The đang tìm kiếm nhân công thu hái 5 ha cà phê. Bà cho biết: “Trong các công đoạn sản xuất thì thu hoạch cà phê là vất vả nhất. Một người không thể thu hái được, mà phải có nhiều người, bởi đất vườn thường dốc, nên phải hái theo hàng ngang để dễ kéo bạt qua các cây.

Do đó, vào mùa thu hoạch cà phê, nhu cầu thuê lao động lại tăng cao. “Năm ngoái, tôi thuê 8 lao động ở Phú Yên lên ở gần 1 tháng, để hái cà phê. Nhưng năm nay, họ bảo không đi được vì dưới đó đang lũ lụt. Vườn cà phê đã tới ngày thu hoạch mà chưa thuê được người, tôi sốt ruột lắm!”-bà The nói.

Tương tự, ông Nguyễn Quốc Vinh, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, cũng đang “đỏ mắt” tìm nhân công thu hái 25 ha cà phê. Ông cho hay: “Cả năm chăm sóc chỉ đợi đến ngày hái quả, nhưng tìm người hái cà phê khó quá. Năm ngoái, tôi thuê bà con hái khoán với giá 850.000 đồng/tấn. Nhưng năm nay, họ thấy nhu cầu thuê tăng cao nên đòi 1 triệu đồng/tấn, tôi thấy công khoán quá cao nên đang xem xét. Tiền hái cao mà giá bán chỉ gần 36 triệu đồng/tấn cà phê nhân, sản lượng lại sụt giảm khoảng 1/3 so niên vụ trước, nên trừ công chăm sóc, tiền phân bón nữa là lỗ”.

Thiếu người hái cà phê, không chỉ xảy ra với nông dân mà còn cả doanh nghiệp. Công ty TNHH 30-4 Gia Lai có 76 ha cà phê tại xã Ia Băng, cũng đang cần khoảng 100 lao động. “Công ty đã hợp đồng với một số đơn vị quân đội thuê được 30 nhân công, hiện vẫn thiếu khoảng 70 người nữa. Nhưng thời điểm này, mọi nhà đều cần lao động nên chắc khó tìm”.

 Ông Nguyễn Xuân Thời-Trưởng phòng Tư vấn giới thiệu việc làm Gia Lai, cho biết, thời gian qua, đơn vị chưa cung ứng lao động hái cà phê cho các doanh nghiệp, chủ vườn, chủ yếu họ tự tìm nhân công qua người quen. Trước tình trạng đó, thời gian tới, khi thực hiện các phiên giao dịch việc làm lưu động, tại các địa phương, Trung tâm sẽ phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp địa chỉ, danh sách đơn vị, chủ vườn cà phê có nhu cầu để người lao động nắm bắt, chủ động liên hệ.

Chư Sê: Không theo quy hoạch, coi chừng phải "giải cứu" chanh leo

Hơn 1 năm trở lại đây, giá chanh dây khá ổn định, luôn ở mức tương đối cao, nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích. Hiện diện tích chanh dây tăng “nóng”, chưa có liên kết tiêu thụ sản phẩm, nguy cơ “giải cứu” cao

 

g-lai-chanh-day-88889999.jpg
  Người dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích chanh leo

 

Gần 1 năm trở lại đây, giá chanh dây khá ổn định và  duy trì mức khá cao. Vì vậy, bà con đổ xô chuyển diện tích hồ tiêu chết sang trồng chanh dây cao. Anh Võ Vương Vũ,  xã Dun, huyện Chư Sê, cho biết: “Người dân chúng tôi giờ bấn loạn hết rồi, không biết trồng cây gì, thấy chanh dây có giá ổn định, nên ngoài cà phê, tôi đã vay trên 40 triệu đồng, trồng 300 cây”.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Duyên, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, khi hồ tiêu chết, bà đã thay hơn 200 gốc chanh dây vào đó, với hy vọng bù đắp phần nào thua lỗ.

Việc nông dân đổ xô trồng chanh dây đang diễn ra ở hầu hết địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhiều đơn vị không nằm trong quy hoạch, nhưng diện tích chanh dây tương đối lớn.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Chư Sê, tổng diện tích toàn huyện đã tăng 370 ha. Còn các địa phương nằm trong quy hoạch của tỉnh như Mang Yang, Đak Pơ, Ia Grai… diện tích chanh dây cũng không ngừng tăng và đã vượt quy hoạch.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp Gia Lai, hiện, tổng diện tích chanh dây  khoảng 2.104 ha, trong đó chỉ có 578 ha được Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao ký cam kết bao tiêu sản phẩm. 

Được biết, những năm qua, có thời điểm giá chanh dây trên 50 ngàn đồng/kg, cũng có lúc chỉ còn vài ngàn đồng/kg. Nhiều người giàu lên nhờ chanh dây, nhưng cũng không ít người “ôm nợ” khi chạy theo loại cây này. Gần đây nhất, đầu năm 2017, giá chanh dây có lúc còn dưới 5 ngàn đồng/kg loại 1, khiến nhiều hộ lâm vào cảnh khốn đốn, thu không đủ bù đắp chi.

Chị Nguyễn Thị Kiều Trang, xã Ia Glai, nhớ lại: “Thời điểm đó, 300 gốc chanh dây của gia đình tôi mới bắt đầu bước vào thu hoạch, giá cũng khá cao, gần 20 ngàn đồng/kg. Nhưng chỉ vài ngày sau, chỉ còn dưới 5 ngàn đồng/kg loại 1, thậm chí. loại 2, 3 không bán được. Tôi phải đem ra chợ,  bán cho các quán giải khát, rao trên mạng, song, chả được bao nhiêu, đành để chín rụng đầy gốc”.  

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chư Sê-cho biết: “Việc bảo quản, chế biến sâu sau thu hoạch của Chư Sê nói riêng và của Gia Lai nói chung còn hạn chế, kể cả chanh dây, hiện, chủ yếu xuất thô sang Trung Quốc. Việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này, đã dẫn đến giá chanh dây bấp bênh những năm qua”.

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top