Cần làm rõ nguyên nhân, do phân bón hay do cà phê bị bệnh tuyến trùng rễ gây hại?
Sau khi bón phân NPK nhãn hiệu Đầu Trâu, nhiều diện tích cà phê của người dân xã Quảng Hòa (Đắk Glong) bị vàng lá, rụng trái hàng loạt.
Vì vậy, nhiều hộ dân rơi vào cảnh mất trắng mùa cà phê.
Cà phê của ông Anh vàng úa, rụng trái, sau khi bón phân Đầu Trâu
Theo ông Mai Tuấn Anh, thôn 10, xã Quảng Hòa, gần một tháng trước, ông đã mua phân NPK hỗn hợp, nhãn hiệu Đầu trâu, để bón cho 1,4 ha cà phê.
Loại phân này, ông mua từ đại lý Nhật Huyền, xã Đạr Sal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (gần xã Quảng Hòa).
Khoảng 15 ngày sau khi bón phân, ông Anh phát hiện toàn bộ vườn cà phê vàng lá, héo úa bất thường và rụng trái hàng loạt.
Nghi ngờ phân bón có vấn đề, ông đã báo chính quyền địa phương, và đại lý Nhật Huyền để kiểm tra vườn cà phê. Sau vài hôm, đại lý Nhật Huyền dẫn hai người đến, giới thiệu là nhân viên của công ty phân Đầu trâu, để kiểm tra vườn cà phê.
Sau khi kiểm tra, họ đã khẳng định, do vườn cà phê của ông bị nhiễm tuyến trùng rễ, chứ không phải do phân.
“Trước khi bón phân, vườn cà phê của tôi vẫn xanh tốt bình thường, không hề có biểu hiện của bệnh lý. Năm ngoái, tôi thu được 6 tấn quả, nhưng năm nay thì trắng tay hoàn toàn”, ông Anh buồn bã cho biết.
Tương tự, ông Nông Văn Mân, thôn 6, xã Quảng Hòa, cũng mua hai tấn phân NPK hỗn hợp Đầu trâu tại đại lý Nhật Huyền, bón cho cà phê. Ông Mâm có 2,7 ha cà phê, nhưng khi bón được 2 ha, thì vườn cà phê vàng lá, rụng trái bất thường, ông đã ngừng lại.
Số còn lại (14 bao), ông giữ lại, và báo cho chính quyền. Đại lý Nhật Huyền cũng đưa hai người đến kiểm tra vườn cà phê của ông Mâm, và cũng kết luận bị bệnh tuyến trùng rễ, không phải do phân.
Ông Mâm bức xúc: “Cách giải thích như vậy là vô lý. Cà phê của tôi vàng lá, rụng trái bất thường, chắc chắn do phân Đầu trâu. Vì trước khi bón phân, cà phê vẫn xanh tốt, không hề hấn gì.
Hơn nữa, chỉ có 2 ha cà phê được bón mới bị như vậy. Còn 0,7 ha chưa bón thì không sao cả”.
Cũng theo ông Mâm, cùng thời điểm bón cho cà phê, vợ ông đã lấy một ít, để bón cho 2 sào lúa. Chỉ 2 ngày sau, cả 2 sào lúa cũng bị vàng úa, khô héo, coi như mất mùa hoàn toàn.
Theo thống kê của xã Quảng Hòa, đến nay, đã có 9 hộ trên địa bàn có vườn cà phê xảy ra tình trạng như đã nói trên, với tổng diện tích hơn 10 ha.
Các hộ dân này đều mua tổng cộng gần 8,5 tấn phân NPK, nhãn hiệu Đầu trâu, từ đại lý Nhật Huyền.
Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa, Nguyễn Bá Thủy, cho biết, địa phương đã kiểm tra vườn cà phê của các hộ, và đã gửi văn bản hỏa tốc tới Sở Nông nghiệp và PTNT, cùng các cơ quan chức năng để báo cáo.
UBND xã Quảng Hòa, cũng đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số phân còn lại để chờ cơ quan chức năng, lấy mẫu kiểm nghiệm.
Về phía Nhật Huyền, đã giới thiệu 2 người, là nhân viên sản xuất phân, đến kiểm tra vườn cà phê của bà con. Thế nhưng, hai người này không hợp tác với chính quyền địa phương, và khẳng định, đơn vị không chịu trách nhiệm đối với vườn cây của người dân.
“Thiệt hại của bà con là rất lớn, mất mùa hoàn toàn. Trước mắt, chính quyền địa phương đang phối hợp với người dân, cứu vườn cây, không để cà phê chết, và chờ cơ quan chức năng vào cuộc”.
Theo thông tin trên bao bì, phân NPK nhãn hiệu Đầu trâu, được sản xuất tại Công ty Cổ phần Bình Điền -Lâm Đồng, quốc lộ 20, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Thành phần công bố: 16-7-17-8S+TE (MgO + SiO2 + Zn). Công dụng ghi trên bao bì: “Tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng; Tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế; Cải thiện và duy trì độ màu mỡ của đất”.
Thông tin về ngày sản xuất đã bị mờ, nhưng hạn sử dụng được công bố là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bà Đào Thị Huyền, chủ đại lý Nhật Huyền cho biết, thời gian qua nhiều người dân Quảng Hòa thường xuyên mua phân của đại lý, trong đó, có 9 hộ có cà phê bị hư hại như đã nói trên.
Bà Huyền cũng xác nhận, đã kiểm tra thực tế vườn cà phê của 9 hộ trên, và tình trạng vàng lá, rụng trái, sau khi bón phân NPK Đầu trâu là đúng sự thật.
Song, bà Huyền cho rằng, đại lý chỉ biết buôn bán, không chịu trách nhiệm về chất lượng. Việc buôn bán có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Biền, cho biết, qua kiểm tra, Công ty xác định nguyên nhân cà phê vàng lá, rụng trái là do vườn cây bị nhiễm bệnh tuyến trùng rễ, trước khi bón phân NPK Đầu trâu. Công ty bảo đảm không có phân kém chất lượng, hoặc phân giả, dẫn đến làm hư hại vườn cà phê.
“Hiện, Công ty đang mời chuyên gia để kiểm tra thực tế, xác định nguyên nhân cuối cùng. Còn việc hỗ trợ hay bồi thường thì Công ty chưa tính đến, thời gian tới sẽ họp bàn trong ban lãnh đạo, rồi mới có phương hướng cụ thể”, ông Bình thông tin.
Mùa dứa ngọt của nông dân Krông Bông
Nhiều nông dân trồng dứa trên địa bàn huyện Krông Bông (Đắk Lắk), đang trong tâm trạng vui mừng, phấn khởi, bởi dứa năm nay được mùa, được giá hơn năm trước.
Vườn dứa của ông Tư xã Cư Đrăm
Năm 2012, ông Trần Duy Tư (thôn 1, xã Cư Đrăm) tận dụng 2 ha đất đồi cằn cỗi, trồng cà phê kém hiệu quả, sang trồng dứa. Thấy thu nhập cao, năm 2015, ông mua thêm 1 ha đất để trồng dứa.
Được chăm sóc, dứa phát triển tốt, chất lượng, năng suất cao, khoảng 1.500 quả/ha. Năm nay, giá bán đầu vụ 12 – 20.000 đồng/quả, thu lãi 300 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn bán chồi giống cho người dân, giá 1.400 đồng/chồi, thu lãi hàng chục triệu đồng.
Ông Tư chia sẻ, dứa quả to, giòn, nhiều mật, được khách hàng ưa chuộng. Mặc dù giá dứa cuối vụ đã giảm, chỉ 5 – 7.000 đồng/quả to, 3.000 đồng/quả nhỏ, nhưng vẫn có lời, do đầu vụ giá khá cao.
Đầu năm nay, ông Tư tiếp tục trồng mới 1 ha nữa, và dự định vẫn mở rộng diện tích.
Ông Trần Huy Dũng (thôn 3, xã Yang Mao) cũng có hơn 4 ha dứa, trong đó, 2 ha đã thu hoạch. Sau khi trừ chi phí, lãi gần 200 triệu đồng.
Ông cho biết, dứa đầu mùa giá rất cao, người dân đã cho dứa ra trái sớm. Thu hoạch xong, cây bắt đầu ra 35 – 40 lá, sẽ kích thích cho trái sớm, đúng thời điểm phát triển của cây, 6 tháng sau, dứa cho thu hoạch cao hơn chính vụ. Do vậy, cuối vụ giá thấp cũng không sao.
Ông Y Then Mkang, Chủ tịch Hội Nông dân, cho biết, dứa là cây thoát nghèo, giá cả tương đối ổn định, nên diện tích không ngừng tăng lên. Nhiều rẫy cà phê, tiêu, sắn kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng dứa.
Hiện, xã có hơn 400 ha trồng dứa, riêng 6 tháng đầu năm nay tăng 219 ha. Hiện, huyện Krông Bông đã chọn dứa là cây trồng hiệu quả, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chư Pưh: Tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
Nhờ tổ chức hội thảo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã có nhiều mô hình hay, được người dân lựa chọn.
Ông Hoàng Thái Hùng (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú), chia sẻ: Trước đây, ông chủ yếu trồng hồ tiêu. Cuối năm 2010, hồ tiêu chết hàng loạt, có người phải bán nhà trả nợ
Anh Phúc chăm sóc vườn bonsai
Nhờ mô hình chuyển đổi cây trồng của huyện, kinh tế gia đình ổn định, thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. “Tôi chọn mít và bơ để chuyển đổi. Sau hơn 3 năm, vườn mít cho thu hoạch khá cao.
Mít chủ yếu được bán ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, và phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh… Sắp tới, tôi sẽ mở rộng diện tích, và một số cây ăn quả khác”-ông Hùng cho hay.
Khác với ông Hùng, sau khi tiêu chết, anh Nguyễn Tấn Phúc (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú) chuyển sang trồng gần 1 ha cây bonsai. Anh cho biết: “Lúc đầu tôi trồng bơ, nhưng thu nhập chưa ổn định, nên trồng thêm cây bonsai.
Giờ đây, thu nhập chính của tôi là cây bonsai, mỗi năm khoảng 500 triệu đồng, đầu ra phong phú, từ Nam ra Bắc. Sắp tới, tôi sẽ trồng sầu riêng xen cà phê, thu nhập cao hơn”.
Ngoài ra, còn nhiều bà con chuyển đổi tốt như, Ông Trần Văn Quỵnh (thôn Phú Bình), sau khi mất trắng hồ tiêu do dịch bệnh, ông đã nuôi dê. Lúc đầu, nuôi 10 con, nay đã lên 40 con, thu lãi khoảng 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chư Pưh-cho biết: “Nhằm khắc phục tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, huyện đã tổ chức hội thảo về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Nắm bắt nhu cầu người dân, vận động họ lựa chọn mô hình phù hợp nhất.
Đặc biệt, chú trọng mô hình lấy ngắn nuôi dài: trồng dâu nuôi tằm, bạc hà, mít, bơ, sầu riêng xen cà phê, nuôi dê…”.
Qua cuộc hội thảo, có 3 doanh nghiệp liên kết chuỗi với bà con: Công ty Dâu tằm tơ Mang Yang, có 2 chuyên đề; Công ty Vĩnh Xuân, Gia Lai tổ chức chuỗi chanh dây.
Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp còn lập kế hoạch trồng cây có múi theo chuẩn VietGAP, giai đoạn 2019-2022”. Theo đó, năm 2019- 2020, mỗi năm sẽ trồng 10 ha cam, 5 ha bưởi, kinh phí hỗ trợ 3,36 tỷ đồng.
Ngay sau hội thảo, đã có 637 hộ đăng ký chuyển đổi, với diện tích 229,46 ha. “Đồng thời, huyện tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức hội thảo mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”, ông Khánh cho hay.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…