Do nguồn giống bị nhiễm bệnh, thời điểm xuống giống lại bất lợi, nên nhiều nhà vườn trồng hoa cúc, phục vụ Tết 2020 ở Đắk R’lấp gặp khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hoa, ở thôn 11, xã Đắk Wer (Đắk R'lấp) năm nay trồng 500 chậu hoa cúc lớn, và hơn 1.000 chậu nhỏ. Mỗi chậu hoa lớn, chi phí khoảng 100 ngàn đồng.
Có nhiều kinh nghiệm trồng cúc Tết, song ông Vỹ vẫn bất lực với nấm bệnh năm nay.
Nếu chăm sóc tốt, hoa đẹp thì cũng thu về khá lợi nhuận. Vì dịp Tết, vào lúc cao điểm, hoa cúc có giá từ 400 – 600 ngàn đồng/chậu. Theo đó, các tỉnh bạn đến bán cũng có lãi, còn các nhà vườn xuất bán tại chỗ, lợi nhuận còn cao hơn.
Bà Hoa cho biết, mọi năm, tôi mua hoa cúc Đà Lạt về trồng, nhưng do giống cúc nơi này nhiễm bệnh nặng, nên năm nay tôi ra tận Quảng Ngãi lấy giống. Cứ ngỡ mua được giống sạch bệnh, ai ngờ từ lúc trồng đến giờ, tôi mất ăn mất ngủ, vì vườn hoa bị nấm bệnh và sắp phải nhổ bỏ.
Cũng theo bà Hoa, khi xuống giống được khoảng 3 ngày, cây hoa đã có hiện tượng vàng lá. Trong khi năm nay mưa nhiều và kéo dài, nên việc phun thuốc trị bệnh gặp khó khăn, các chậu cúc phát triển kém.
Nấm bệnh tấn công nhiều, cây bị xổ hết lá, nếu không chữa được, sau này hoa sẽ bị méo, cong queo, không nở to được.
Gia đình ông Mai Xuân Vỹ, ở thôn 6, xã Kiến Thành (Đắk R'lấp), cũng khốn đốn vì hoa cúc bị nhiễm bệnh. Ông Vỹ cho hay: “Gia đình tôi trồng trên 1.000 chậu hoa cúc. Mấy tháng vừa rồi tôi luôn phải túc trực ngoài vườn để theo dõi, phun thuốc trị nấm bệnh”.
Theo ông Vỹ, khi cây phát bệnh, có hiện tượng lở cổ rễ, thối rễ, vàng lá, bệnh nặng sẽ chết cây. Hiện, loại nấm này xảy ra ở hầu hết các vườn cúc ở Đắk R’lấp.
Loại nấm này do vi rút nhiễm từ cây mẹ, vì vậy, khi mua giống về trồng bệnh đã có sẵn, nên việc phòng trừ rất khó. Với kinh nghiệm 10 năm trồng hoa cúc bán Tết Nguyên Đán, nhiều loại dịch bệnh trên cây hoa, ông Vỹ đều phát hiện và xử lý hiệu quả. Nhưng với loại nấm bệnh này, ông gần như chịu thua.
Bà on cho biết, việc dùng thuốc trừ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cúc, không dứt điểm hẳn, bệnh chỉ dừng lại khi phun thuốc, thời gian ngắn sau lại tái phát.
Với mức độ nguy hại và tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao, theo kinh nghiệm của ông Vỹ, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra vườn. Đối với những vườn có cây bị nhiễm bệnh nặng, xử lý thuốc không hiệu quả cần phải nhổ bỏ ngay.
Khi tỉa ngọn, chồi và nụ hoa, cần kết hợp phun thuốc chống các loại bọ chích hút trung gian, để ngăn ngừa bệnh lay lan trên diện rộng.
Được biết, thời gian qua, tại tỉnh Lâm Đồng, nhiều vùng trồng hoa cúc bị nhiễm vi rút sọc thân, nhưng chưa có thuốc đặc trị, nông dân phải nhổ bỏ và tiêu hủy hàng trăm ha.
Trong khi người trồng cúc ở Đắk Nông, cũng như các tỉnh khác, đều lấy nguồn giống tại địa phương này. Ông Vỹ cho rằng, do người dân thiếu nguồn giống sạch bệnh, nên việc xây dựng vườn giống tại địa phương để cung cấp cho các nhà vườn là cần thiết.
Vì vậy, người trồng hoa cúc rất cần được vay vốn, và chọn hộ có kinh nghiệm để làm vườn ươm giống, cung cấp cho các nhà vườn. Có như vậy, hoa cúc mới có thể sản xuất an toàn, hiệu quả.
Gia Lai: Chủ động phòng-chống hạn mùa khô năm 2019-2020
Tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 2732/UBND-NL về việc tăng cường các giải pháp phòng-chống hạn hán, để phục vụ sản xuất nông nghiệp, và dân sinh mùa khô năm 2019-2020.
Ảnh internet
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện kiểm kê nguồn nước, có ở công trình hồ đập thủy lợi, theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết; tích nước hồ chứa phù hợp, đảm bảo an toàn công trình và tích nước tối đa, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông Xuân.
Tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, trạm bơm tưới, ao, giếng, tận dụng mọi nguồn nước cho sản xuất. Xây dựng kế hoạch gieo trồng phù hợp, để tránh hạn cuối vụ.
Hướng dẫn nhân dân bố trí giống cây trồng hợp lý. Xây dựng phương án phòng-chống hạn, thiếu nước với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra. để kịp thời có giải pháp phù hợp…
Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn, nguồn nước, hạn hán, kịp thời thông báo cho các địa phương và cơ quan liên quan; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các giải pháp phòng-chống hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
Hướng dẫn các địa phương triển khai lịch gieo trồng vụ Đông Xuân. Chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường sử dụng giống cây trồng chịu hạn… Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, các chủ hồ đập thủy lợi thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công
Kon Tum: Triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cà phê
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum, phối hợp với xã Ia Chim (T.p Kon Tum) và Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh, triển khai thí điểm mô hình tưới tiết kiệm cho cây cà phê (công nghệ tưới tự động nhỏ giọt của Israel) trên diện tích 5ha. Với sự tham gia của 5 hộ dân, nhằm giúp bà con tiếp cận mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài hệ thống tưới tự động, ông Khánh lắp thêm bộ điều khiển bơm nước từ xa, tưới dễ dàng, tốn ít sức. Ảnh: ĐT
Được triển khai từ tháng 6 - 12/2019, từ nguồn kinh phí khuyến nông năm 2019; hỗ trợ 30% kinh phí mua vật tư để lắp đặt hệ thống tưới tự động nhỏ giọt theo công nghệ của Israel.
Có 5 hộ dân tham gia (4 hộ ở thôn Nghĩa An, 1 hộ ở làng Lây), cá hộ hoàn thành việc lắp đặt hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt và áp dụng cho vườn cà phê từ tháng 10/2019.
Công nghệ tưới tự động nhỏ giọt, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ; tiết kiệm công chăm sóc, nước tưới, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hệ thống tưới gồm: Máy bơm, bộ châm phân bón, bầu lọc nước, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ tính lưu lượng nước, van xả cặn, van tổng điều tiết khu tưới, van điều tiết lô tưới, đường ống chính, đường ống nhánh, dây tưới…
Tưới tự động tiết kiệm 30 - 60% lượng nước; tiết kiệm phân bón, thuốc BVTV; tiết kiệm công sức, thời gian lao động; tiết kiệm chi phí thuê nhân công; chủ động trong việc tưới, áp dụng được nhiều loại cây trồng, và tương thích cao với các công nghệ hỗ trợ sản xuất khác; tuổi thọ hệ thống thiết bị cao (5 - 10 năm).
Ông Ngô Nhật Khánh (thôn Nghĩa An, xã Ia Chim) cho biết, trước kia, áp dụng theo cách truyền thống, mất nhiều công sức, thời gian và không kiểm soát được lượng nước tưới.
Từ khi có hệ thống tưới tự động nhỏ giọt theo công nghệ của Israel, ông Khánh chủ động hơn trong việc tưới nước, không mất nhiều công sức.
Ông Khánh chia sẻ, kinh phí để lắp đặt tưới trên 1ha cà phê gần 90,6 triệu đồng; được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ hơn 27 triệu đồng, việc lắp đặt hệ thống tưới tự động mất 2 - 3 ngày.
Sau hơn 1 tháng áp dụng công nghệ tưới mới cho vườn cà phê của mình, ông Khánh đánh giá hệ thống hoạt động rất tốt. Hiện, việc tưới nước cho vườn cà phê của ông Khánh dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều so trước đây.
Chỉ lưu ý, với cây cà phê mới trồng, bà con tưới 5 - 6 tiếng/ngày, tưới liên tục 3 - 4 ngày, để bổ sung lượng nước và giữ ẩm cho cây. Đối với cà phê giai đoạn kinh doanh, cần lắp đặt thêm 1 dây tưới nhỏ giọt, song song với dây tưới nhỏ giọt cũ (đối diện phía bên kia gốc cây), tưới nước 3 tiếng/ngày, lịch tưới phù hợp từng giai đoạn để cây sinh trưởng và trổ bông đúng thời điểm.
Đắk Lắk: Tái canh được 31.232 ha cà phê
Từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk, đã tái canh được 31.232 ha cà phê, chỉ đạt hơn 75% kế hoạch đề ra giai đoạn 2014 - 2019. Riêng niên vụ 2018 – 2019, toàn tỉnh tái canh được 4.324 ha, đạt 36,6% kế hoạch.
Cán bộ khuyến nông theo dõi tiến độ sinh trưởng của vườn cà phê tái canh ở huyện M’gar
Sở dĩ, kết quả tái canh cà phê đạt thấp, do phần lớn diện tích cà phê cần tái canh, thuộc sở hữu của nông hộ, việc tái canh ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống, nên nông dân chưa mạnh dạn thực hiện.
Mặt khác, giá cà phê thời gian gần đây luôn ở mức thấp, trong khi đó chi phí đầu tư tái canh lại cao, nên nhiều nông hộ lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sang cây ăn quả và các cây trồng khác chứ không tái canh cà phê…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.