UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký kết hợp tác với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam để phát triển 8.000ha mắc ca giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, hai bên hợp tác trồng thuần khoảng 3.000 ha, tương đương 1.000.000 cây; trồng xen 5.000 ha, tương đương 500.000 cây. Việc phát triển mắc ca dựa trên tình hình quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hai bên sẽ phối hợp phát triển các cơ sở chế biến mắc ca.
Tỉnh Đắk Nông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng các doanh nghiệp đối tác phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến các sản phẩm mắc ca.
Hai bên cùng hỗ trợ nông dân và các tổ chức, cá nhân liên quan đến phát triển sản xuất mắc ca, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng thu nhập.
Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 1.000 ha mắc ca, chủ yếu trồng xen vào các loại cây công nghiệp, tập trung ở các huyện Tuy Đức, Đắk Song, rải rác một số xã ở huyện K’rông Nô, Đắk G’long. Những diện tích trồng mắc ca từ năm 2010- 2013 đến nay đã cho thu hoạch.
Qua thực tế sản xuất thấy, một số dòng mắc ca khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Đắk Nông như các dòng QN1, 246, 344, 800, 849, năng suất trung bình 10- 20 kg quả/cây. Cây sinh trưởng phát triển tốt và chống chịu được với sâu bệnh hại. Đặc biệt, mắc ca trồng ở Đắk Nông ra hoa 2 vụ, trong đó vụ chính từ tháng 3- 4, vụ còn lại từ tháng 7- 8 nên người dân có thể thu hoạch quanh năm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.