Sau một vài vụ tăng liên tục, hiện, giá sầu riêng chỉ bằng một nửa so năm ngoái. Tuy giảm như vậy, nhưng nhiều người dân vẫn tăng diện tích...
Theo các nhà vườn, thời điểm sầu riêng có giá bán thấp nhất, là khi nông dân vào thu hoạch chính vụ. Giá thấp đã đành, càng vào địa bàn các xã xa trung tâm, sầu riêng càng khó bán, vì thương lái không thường xuyên đến mua.
Ông Minh thu hoạch sầu riêng cuối vụ, nhưng giá giảm một nửa, so năm ngoái.
Gặp khó khăn là vậy, nhưng theo ngành chức năng, từ đầu mùa mưa đến nay, đã có hàng trăm ha sầu riêng được nông dân trồng mới...
Ông Đào Quang Minh, thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp), trồng xen trên 1,5 ha sầu riêng trong vườn cà phê. Tại thời điểm tháng 7 năm ngoái, mỗi kg bình quân 50.000 – 70.000 đồng, có lúc tại vườn lên tới 120.000 đồng/kg.
Nhưng năm nay, giá sầu riêng Ri6 loại 1, thương lái mua với giá dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Các loại sầu riêng giống ghép Thái Lan, Mongthong, Đô Na... giá mua còn thấp hơn và không ổn định. Có thời điểm, sầu riêng Thái Lan không có người hỏi mua.
Bà Lê Thị Liễu, xã Quảng Sơn (Đắk Glong), có 3 ha sầu riêng. Những năm trước, kết thúc vụ thu hoạch, vườn sầu riêng đạt sản lượng gần 15 tấn quả, giá bán bình quân 50.000 đồng/kg, thu nhập hàng tỷ đồng.
Mấy năm qua, gia đình bà Liễu đã ký hợp đồng bán sầu riêng theo kiểu "bao vườn" cho thương lái (tức là giao vườn sầu riêng cho thương lái tự chăm sóc, thu hoạch theo giá thỏa thuận ban đầu).
Nhờ đó, tránh được tình trạng thất thu khi sầu riêng giảm giá. Song, năm nay chứng kiến sầu riêng xuống thấp, thương lái chịu lỗ, nên bà cũng phải bù lỗ ít nhiều cho họ.
Tương tự, hơn 1,5 ha sầu riêng, ước gần 15 tấn trái của ông Nguyễn Văn Lại, xã Đắk D’rung (Đắk Song) có thời điểm đang giữa chừng thu hoạch, thương lái bỗng ngừng mua.
Ông điện thoại cho nhiều người chuyên mua sầu riêng, nhưng họ bảo đợi vài hôm. Có người đồng ý mua, nhưng giá hạ một nửa. Ông Lại cho hay: “Năm nay, khi sầu riêng thu hoạch rộ "đầu ra" lại gặp khó. Vườn sầu riêng của tôi nhiều hôm kêu hoài mà không ai đến mua”.
Qua tìm hiểu một số xã ở Đắk Glong, Đắk Song, nhiều thương lái dù đã đặt cọc 50% số tiền để "bao vườn", nhưng cũng bỏ vườn, không đến thu hoạch.
Ông Đỗ Hồng Khanh, quê Bình Phước, một thương lái chuyên đi mua vườn sầu riêng ở Đắk Nông, cho biết: “Với giá sầu riêng năm nay, những người mua theo kiểu "bao vườn" đều phải chịu lỗ. Nếu đặt cọc trước 50% cũng bỏ vườn, vì không bù được chi phí phân bón, thuốc BVTV”.
Sau khi chứng kiến mấy vụ liền sầu riêng được giá, nhiều hộ thu hàng tỷ đồng, đặc biệt, giá cao duy trì đến thời điểm trồng vụ mới 2019. Vì vậy, đã trở thành động lực để bà con mở rộng diện tích.
Cơn sốt sầu riêng tăng cao, đi kèm những rủi ro tiềm ẩn. Theo các chuyên gia, nếu trồng sầu riêng đúng quy trình, sau 2 - 4 năm mới thu hoạch, và để cây đạt năng suất ổn định, thì phải 5 - 7 năm.
Mặc dù năm nay, giá sầu riêng liên tục giảm vào nửa cuối mùa trồng, nhưng không ít hộ dân, vì trót đầu tư nên cũng phải xuống giống.
Trong đó, nhiều diện tích trồng xen trong vườn cà phê, tiêu nên khó thống kê chính xác. Do phát triển tự phát, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến cung vượt cầu, nguy cơ gặp rủi ro về thị trường có thể xảy ra.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn Đắk Nông, diện tích trồng sầu riêng những năm qua tăng rất nhanh. Năm 2017, toàn tỉnh hơn 1.200 ha, năm 2018, trên 2.000 ha, sản lượng trên 8.300 tấn.
Năm nay, do dư âm cơn sốt giá trước đó, nên diện tích trồng mới tăng khoảng 300 ha. Nếu giá sầu riêng phục hồi, nhưng với diện tích tăng ồ ạt như hiện nay, rủi ro rất cao
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm CLB sầu riêng Thiên Phú, Đắk R’lấp, bà con cần thận trọng khi mở rộng diện tích, để tránh bất lợi về đầu ra trong tương lai
Mặt khác, CLB sẽ giúp các huyện phát triển vườn cây theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình VietGAP, và các tiêu chuẩn cao hơn. Qua đó, giúp kết nối tiêu thụ sản phẩm, khẳng định thương hiệu sầu riêng Đắk Nông với thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đak Pơ: Nông dân khấm khá nhờ cây ăn quả
Những năm gần đây, người dân huyện Đak Pơ, Gia Lai đã tích cực chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Nhiều hộ có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.
Ông Khánh đang chăm sóc vườn cây đa chúng loại. Ảnh: N.M
Ông Trần Văn Khánh (thôn 1, xã Hà Tam) kể: Trước đây, khu đất 6 ha này, chỉ trồng mía, mì. Năm 2015, thu nhập 2 loại cây này bấp bênh, ông quyết định chuyển sang trồng keo, cây ăn quả.
Với hơn 1 ha đất đồi cao, nhiều đá, ông trồng keo. Diện tích còn lại, ông cải tạo, lắp đặt hệ thống tưới tự động, trồng 800 cây na, 400 cây dừa xiêm lùn, 400 cây bưởi da xanh, 200 cây mít Thái, 300 cây bơ, 300 cây chanh đào, 300 trụ hồ tiêu, 50 cây cóc, 150 cây xoài Đài Loan, 200 cây ổi, 500 cây mãng cầu gai, và 20 cây sầu riêng.
Các loại cây này được trồng theo từng khu, để tiện chăm sóc, phòng sâu bệnh. Ông tận dụng khoảng trống giữa các hàng cây, rìa bờ để trồng 500 cây đu đủ, hơn 1.000 bụi dứa.
“Từ đầu năm đến nay, một số cây đã cho thu hoạch gần 70 triệu đồng. Sang năm, tất cả đều đồng loạt thu hoạch, doanh thu sẽ cao hơn nhiều”-ông Khánh phấn khởi nói.
Cách vườn của ông Khánh không xa, là hơn 1 ha trồng bưởi, quýt đường và chanh đào của ông Nguyễn Hữu Thương (cùng thôn).
Ông Thương cho hay: Sau khi được người bạn giới thiệu mô hình chanh đào, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, năm 2015, ông phá bỏ hơn 1 ha mía năm thứ 3 để trồng.
Mỗi năm, 500 gốc chanh đào, thu 700 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 500 triệu đồng. Sợ cây chanh đào mất mùa, mất giá, năm 2017, ông trồng thêm 200 gốc bưởi da xanh, 300 gốc quýt đường, và một số cây ngắn ngày khác.
“Trồng một loại cây chẳng may mất mùa, mất giá thì trắng tay. Đa dạng cây trồng, mùa nào thức nấy, sẽ có thu nhập thường xuyên. Đặc biệt, đa dạng hóa cây trồng, sẽ gia tăng lợi ích kinh tế, trên cùng một đơn vị diện tích, so với chuyên canh một loại cây”-ông Thương chia sẻ.
Năm 2015, chị Trần Thị Tuyết (thôn An Định, xã Cư An) cũng phá bỏ hơn 2 ha mía, trồng 1.000 cây na dai, 100 cây bơ sáp, 100 gốc bưởi da xanh, 5 sào quýt đường. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, vườn cây cho quả đều, hầu như tháng nào cũng có thu nhập.
“Sau khi trừ chi phí thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Có tiền, việc chi tiêu, tái đầu tư cũng chủ động, thuận lợi hơn”-chị Tuyết thổ lộ.
Theo ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đak Pơ, hiện, toàn huyện có hơn 339 ha cây ăn quả.
“Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, từ cuối năm 2018 đến nay, người dân đã chuyển hơn 100 ha cây trồng kém hiệu quả, sang trồng chanh không hạt, bơ, quýt đường, nhãn lồng, chanh dây…
Mô hình đa dạng hóa cây ăn quả, người dân đang thực hiện, đã mang lại hiệu quả cao. Hình thức này không chỉ tạo nguồn thu quanh năm cho người dân, mà còn đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Sắp tới, Phòng sẽ tham mưu UBND huyện, nhân rộng mô hình. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo hướng VietGAP, hữu cơ”-ông Hiệp thông tin thêm.
Lâm Đồng: Thu nhập cao từ trồng bơ ghép chín muộn
Với hơn 1 sào đất, thành công từ mô hình cây bơ ghép chín muộn, ông Phạm Văn Tĩnh (Tổ 26, Liên Nghĩa, Đức Trọng) có thu nhập hơn trăm triệu đồng/năm.
Hiếm người có quả bơ hơn 1kg, dài gần nửa mét như ông Tĩnh
Ông Phạm Văn Tĩnh, vốn gắn với nghề buôn bơ vài chục năm nay. Cũng vì quá quen thuộc với cây bơ, nên loại nào ngon, ông bà chỉ cần nếm thử là biết ngay.
Năm 2009, sau nhiều năm theo nghề buôn bơ, một lần đi mua bơ ở Ka Đô, huyện Đơn Dương, ông Tĩnh thấy giống bơ ngon. Vậy là quyết định lấy giống về ghép với bơ của mình.
“Loại bơ mới ghép này tôi đặt tên là bơ ông Tĩnh, đã cho thu hoạch 6-7 năm nay, mỗi năm tầm 2 tạ/cây. Trung bình khoảng 15-20 triệu đồng/cây, hiện, trong vườn có khoảng 20 cây giống này.
Đây là loại bơ vàng, dẻo, thơm, ngọt rất đặc biệt, tháng 7 vừa rồi, tôi quyết định gửi đăng ký thương hiệu lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài Bộ cũng vừa gửi máy dán tem thương hiệu vào cho tôi, và hẹn khoảng cuối tháng này, sẽ có giấy công nhận thương hiệu tạm thời gửi vào, và một hoặc hai năm sau, sẽ được công nhận chính thức” - ông Tĩnh thông tin.
Ông Tĩnh cho biết thêm, bơ dễ trồng, thích nghi tốt cả đất nghèo dinh dưỡng, chống chịu được hạn hán. Trồng bơ chỉ vất vả 3 năm đầu, đến lúc được thu hoạch, chỉ việc bón phân, tỉa cành... Chủ yếu, ông dùng phân vi sinh, sinh học để bón.
Trong hơn 1 sào đất, ông Tĩnh dành 400 m2 làm nhà kính ươm giống “Bơ ông Tĩnh”. Đặc biệt, bơ trồng trong nhà kính ngoài đặc tính kháng bệnh tốt, mỗi năm đều cho 2 vụ/năm.
Hiện, cây giống “Bơ ông Tĩnh” được ươm khoảng 10.000 cây giống, trong số này, có người đã đặt 4.000 cây, giá trung bình 60 ngàn đồng/cây. Tất cả các loại bơ nhà ông đều cung không đủ cầu, mặc dù giá luôn cao gấp đôi so thị trường.
Một khách hàng quen của gia đình, cho biết, ngoài thị trường giá bơ chỉ 40-50 ngàn đồng/kg, nhưng bơ ông Tĩnh 100 ngàn đồng/kg, quả là hơi đắt, nhưng ăn mới biết, cũng đáng đồng tiền, nên tôi quyết định mua giống về trồng, và học hỏi thêm cách chăm sóc bơ”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.