Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 6 năm 2020 | 15:14

Đắk Nông: Thu “quả ngọt” nhờ thâm canh chuối Laba

Khi các loại nông sản “rủ nhau” cùng giảm giá, anh Mai Văn Phúc ở xã Trường Xuân (Đắk Song - Đắk Nông) đã chuyển đổi một phần diện tích cây cà phê sang trồng chuối Laba.

Sự thay đổi này đã được đền đáp xứng đáng. Đến nay, chuối Laba đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

 

tr36t.jpg
Sau 6-8 tháng trồng, chăm sóc, chuối sẽ cho thu hoạch.

 

Chuyển đổi cây trồng nhờ thông tin báo chí

PV Kinh tế nông thôn đến thăm vườn chuối của anh Phúc đúng lúc anh đang kiểm tra kích thước các buồng chuối để quyết định thời điểm thu hoạch.

Đứng giữa “rừng chuối”, anh Phúc cho biết: Trước đây, gia đình có 18ha trồng cà phê, nhưng sau nhiều năm cà phê mất mùa lẫn giá, đời sống ngày càng đi xuống. Để “lấy ngắn nuôi dài”, năm 2017, sau khi tìm hiểu thông tin qua báo chí, anh Phúc quyết định chuyển đổi một phần diện tích sang trồng 500 cây chuối Laba.

Khi thu được “quả ngọt”, anh Phúc đánh giá, chuối Laba có nhiều ưu điểm và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Trái chuối có độ dẻo, mùi thơm và vị ngọt đặc trưng. Về thị trường, trong nhiều năm trở lại đây, chuối Laba được coi là mặt hàng đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, ngoài thị trường trong nước còn có thể xuất khẩu.

Quá trình trồng thí điểm cho kết quả như ý, năm 2018, anh Phúc mạnh dạn xuống giống 5.000 cây chuối Laba xen trong vườn cà phê. Tiếp đó, năm 2019  xuống giống thêm 12.000 cây để mở rộng quy mô sản xuất.

Nhờ đó, chỉ sau 2 năm gắn bó, anh Phúc trở thành chủ nhân của 17.000 cây chuối Laba và được người dân trong vùng gán cho biệt danh “vua chuối”.

Anh Phúc chia sẻ, trồng chuối tốn ít công chăm sóc, nhưng người trồng phải đặc biệt chú ý khi cây chuối trổ buồng rất cần nước nên phải tưới nước và bón phân đầy đủ để quả chuối phát triển tốt.

Thêm một ưu điểm là, ngoài chi phí mua giống ban đầu, chuối có thể cho thu hoạch liên tục 3 - 5 năm mới phải thay giống mới. Sau khi trồng chuối khoảng 6 tháng thì có thể tiến hành để chồi cho vụ sau. Theo kinh nghiệm của anh Phúc, nên chọn chồi con mập, khỏe, đều, cao dưới 1m, mọc cách xa cây mẹ 20cm và cùng hàng với cây mẹ để làm cây giống. Mỗi bụi chuối chỉ nên để 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau  3-4 tháng.

 

tr36ta.jpg

“Trồng chuối chú ý nước, vì cây chuối cần độ ẩm tương đối lớn. Ngoài ra, chuối thường bị sâu đục thân, rụt lá và sâu vẽ bùa lên trái. Các bệnh này chú ý phòng chống bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, bọc quả sớm. Từ 6 - 8 tháng, chuối bắt đầu có buồng. Chuối Laba 1 năm thu hoạch 1 lần, mỗi buồng chuối nặng 20 - 40kg”, anh Phúc chia sẻ.

Đưa sản phẩm vào siêu thị

Thời gian qua, anh Phúc đã tự chào hàng, kết nối đầu ra và hiện nay đã có các đơn hàng để đưa chuối Laba vào các siêu thị, doanh nghiệp, điểm bán lẻ tại thị trường Bình Dương. Hiện nay, mỗi ngày gia đình anh thu hoạch khoảng 1 tấn chuối bán cho thương lái ở Bình Dương. Đợt này, anh thu hoạch 5.000 cây chuối xuống giống năm 2018, ước đạt khoảng 100 - 120 tấn quả. Với giá bán khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg, anh ước thu khoảng 500 - 700 triệu đồng.

Theo tính toán của anh Phúc, 1ha có thể trồng được khoảng 2.000 cây chuối Laba, chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng và thu hoạch được khoảng 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, các năm tiếp theo thì giảm đầu tư và thu nhập tăng thêm khi mỗi gốc có thể đẻ 3 - 4 cây con và không tốn tiền giống. Hiện, anh đang áp dụng quy trình sản xuất chuối theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nguyên liệu hướng tới xuất khẩu.

Mô hình trồng chuối Laba của anh Phúc có thể xem là địa chỉ tin cậy để bà con nông dân đến học tập và cùng nhau làm giàu từ làm vườn..

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top