Một nông dân ở Đắk Song cho biết, 1ha dưa chuột cho 600kg hạt khô, giá 1 triệu đồng/kg, thu về trên 500 triệu đồng/năm.
Ông Vũ Văn Bàn, thôn 6, xã Trường Xuân (Đắk Song), cho biết, mỗi năm, một ha dưa chuột cho năng suất 500 - 600 kg hạt khô, với giá bán 900 - 1 triệu đồng/kg, thì 1 ha dưa chuột đã mang về cho gia đình hơn 500 triệu đồng/năm.
Để hạn chế côn trùng gây hại, ông Bàn căng lưới cho vườn dưa.
Theo ông Bàn, gia đình có 1,5 ha dưa chuột, cuối năm 2018, bắt đầu liên kết với Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Trang Việt (tỉnh Đồng Nai) để trồng dưa chuột lấy hạt giống.
Công ty hỗ trợ miễn phí hạt giống, và hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăm sóc. Ngoài ra, còn hỗ trợ phân bón trả chậm, thuốc trừ sâu, hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Khi thu hoạch, Công ty hỗ trợ máy móc để lấy hạt bảo đảm đúng kỹ thuật và đạt chất lượng cao.
Với giá bán theo hợp đồng liên kết từ 900 - 1 triệu đồng/kg hạt dưa khô thì mỗi năm, trừ chi phí, gia đình thu về khoảng 700 triệu đồng.
Theo ông Bàn, trồng dưa chuột lấy hạt giống, khác với trồng dưa lấy quả tươi. Đó là, trồng gốc dưa “bố” trước khoảng 5 ngày, sau đó trồng xen gốc dưa “mẹ”.
Cứ 15 khóm dưa “mẹ”, xen vào 3 khóm dưa “bố”. Sau khi xuống giống được khoảng một tuần, thì phải kiểm tra côn trùng, bón phân... Khi dưa ra hoa, tiến hành diệt bông hoa đực trên cây mẹ bằng thuốc.
Để tăng hiệu quả thụ phấn cho hoa, mỗi khu vực trồng dưa khoảng 1.000 m2, ông nuôi một thùng ong lấy mật.
Về thu hái, ông Bàn cho biết, khá đơn giản. Sau khi hái trái dưa về, cho vào máy tách hạt. Sau đó, làm sạch hạt dưa và phơi khoảng 2 - 4 giờ nắng là hạt khô.
Với thời gian trồng và thu hoạch mỗi vụ khoảng 2 tháng (60 - 65 ngày) thì một năm gia đình canh tác được 3 vụ dưa. Thời gian còn lại trong năm, trồng luân canh đậu, hoặc mướp đắng để cải tạo đất...
Cũng theo ông Bàn, trồng dưa chuột lấy hạt giống, đòi hỏi nông dân phải thực hiện quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Người trồng phải làm đất sạch, bọc bao ni lông theo luống, để hạn chế cỏ dại và căng lưới cho dưa leo…
Với việc áp dụng đúng quy trình chăm sóc, thu hoạch như trong liên kết, nên Công ty luôn cam kết bao tiêu sản phẩm với giá ổn định.
Đắk Lắk: Trồng sầu riêng Monthong thu tiền tỷ
Năm 2000, vợ chồng bà Nguyễn Thị Thái Hà, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk, trồng 7 ha cà phê và tiêu. Cà phê, hồ tiêu phát triển tốt, cho năng suất cao, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Vườn sầu riêng Monthong của bà Thái Hà.
Nhưng đến năm 2013, sản lượng cà phê giảm, tiêu thì bị bệnh chết nhanh chết chậm, tiền thu từ vườn cây không đủ chi phí phân bón, nước tưới, công lao động.
Trong một chuyến tham quan vùng Tây Nam Bộ, bà Hà tận mắt chứng kiến, một gia đình ở đây chỉ trồng 10 cây sầu riêng, giống Monthong, mỗi vụ thu được 98 triệu đồng, nên đã học hỏi kinh nghiệm, và tìm hiểu về đặc tính của loại cây này.
Năm 2013, bà Hà đặt mua 700 cây sầu riêng, giống Monthong, trồng xen vào 7 ha cà phê và tiêu. Thấy sầu riêng phát triển tốt, phù hợp thổ nhưỡng địa phương, năm 2015, bà Hà mua thêm một rẫy cà phê 3,5 ha bỏ hoang, để trồng 350 cây sầu riêng Monthong, nâng tổng diện tích lên 10,5 ha, với 1.050 cây sầu riêng.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, rút kinh nghiệm trong sản xuất, nên vườn sầu riêng của bà Hà thường xuyên thu hoạch trên dưới 100 tấn.
Riêng năm 2019, đã thu gần 129 tấn, bán với giá 53.000 đồng/kg, thu về trên 6,8 tỷ đồng. Sầu riêng là cây trồng xen, nhưng nay đã trở thành cây trồng chính, và là nguồn thu chính của gia đình bà.
Hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng Monthong, không chỉ giúp bà Hà khá giả, mà còn tạo việc ổn định làm cho nhiều lao động địa phương. Bà cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho nông dân khi họ có nhu cầu.
Theo ông Phạm Quang Mười, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cư M’gar, hiện, nhiều nông dân đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng trồng xen cây ăn trái, vào diện tích cà phê, tiêu.
Sắp tới, địa phương sẽ tổ chức cho bà con tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của bà Nguyễn Thị Thái Hà, để nhân rộng, và tiến tới hình thành vùng sản xuất tập trung.
Lâm Đồng: "Bí quyết" trồng rau giảm tác động tới môi trường
Trong khi chất thải nông nghiệp đang trở thành “vấn nạn” làm “đau đầu” nhà quản lý, thì trang trại sản xuất nông nghiệp của bà Nguyễn Thị Huệ, tổ dân phố Phước Thành, Phường 7, TP Đà Lạt, lại tiên phong cách làm hay, để giảm thiểu tối đa chất thải nông nghiệp ra môi trường.
Cách làm độc đáo, tăng 50% năng suất rau thuỷ canh trên cùng diện tích Ảnh: V. Báu
Không ai còn xa lạ với trang trại Kim Bằng của bà Nguyễn Thị Huệ, bởi đây là mô hình tiên phong, trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tại Đà Lạt từ nhiều năm qua.
Mỗi tháng trang trại của bà Huệ xuất ra thị trường 20 - 25 tấn rau, củ, quả thành phẩm, với khoảng 20 loại rau xà lách, 2 loại dưa leo, 6 loại cà rốt, 6 loại củ cải, 18 loại cà chua với các màu khác nhau, hơn 10 loại rau gia vị.
Hiện phần lớn trang trại của bà được sử dụng để trồng rau theo phương pháp thủy canh. Toàn bộ bằng khung sắt, đảm bảo chiều cao, độ thông thoáng, hệ thống tưới nước, châm phân tự động. Với công nghệ và hệ thống trên, bà Huệ phải đầu tư hàng trăm triệu đồng/1.000 m2.
Bên cạnh đó, nhiều năm qua, các mặt hàng nông sản tí hon như cà rốt, củ cải đường, củ dền... cũng đã được gieo trồng và đưa ra thị trường với số lượng hàng năm rất lớn và ổn định.
Bà Huệ không gieo trồng các loại nông sản tí hon dưới đất, trên các giá thể được lắp ráp hình thức giống như chiếc giường nằm, bao gồm có 2 tầng để gieo trồng, mỗi tầng cách nhau 1 m, chất liệu trồng là xơ dừa trộn với các loại phân dinh dưỡng, bên dưới được lót bằng nilon nhựa.
Tuy nhiên, với hệ thống này, những túi đựng giá thể xơ dừa đều là nhựa, thời gian sử dụng ít mà lại lâu phân hủy, ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, trước áp lực rất lớn từ chất thải nông nghiệp, bà Huệ đã quyết định làm những bể bằng gạch rộng 1 m, sâu 40 cm để trồng rau.
Với cách làm này, hạn chế được tối đa việc sử dụng các vật liệu có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, nhất là nilon.
“Một số khu tôi đang chỉnh sửa, thay vì cách làm truyền thống, tôi sẽ xây bể gạch, sau đó cho giá thể vào rồi trồng rau. Với cách làm này, dù lúc đầu có tốn kém, nhưng chúng lại bền, sử dụng được lâu dài, không phải lót nilon, nên không ảnh hưởng đến môi trường”, bà Huệ giải thích.
Bên cạnh đó, những diện tích trồng theo phương pháp thủy canh, bà Huệ cũng có cách làm mới lạ, đó là đưa rau lên tầng hai của giàn thủy canh, giúp năng suất rau tăng 50%; lợi nhuận thu về cũng tăng tương đương với năng suất rau đạt được.
Đây là cách làm rất sáng tạo của công ty mà vẫn giữ được nguyên chất lượng của các loại rau.
Ngoài làm giàu cho bản thân, bà Huệ còn tạo công ăn việc làm cho 20 - 30 lao động thường xuyên, và 50 - 60 lao động thời vụ, đảm đương công việc từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch.
“Ngoài ra, bộ phận giám sát, kỹ thuật, kỹ sư hằng ngày theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, điều chỉnh lượng nước tưới, phân bón, nhiệt độ hợp lý, để đảm bảo sản phẩm khi ra thị trường đạt chất lượng tốt nhất” - bà Huệ, giới thiệu khái quát về khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, rộng 7 ha của mình.
Vừa qua, bà Nguyễn Thị Huệ được tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, trong phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2013 - 2018.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.