Việc có nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết từ năm 2015 là 1 trong 6 nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên.
Qua phân tích của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam (VFA), lúa gạo vùng ĐBSCL gần đây tăng cao do 6 nguyên nhân chính: Tình hình xuất khẩu gạo của nước ta có chuyển biến tốt; diễn biến phức tạp và thiệt hại trong sản xuất lúa do elnino và hạn, mặn cùng với những thông tin dồn dập của truyền thông đã tác động đến tâm lý nên từ nông dân, thương lái doanh nghiệp muốn dự trữ lúa gạo lại chờ giá lên; có tin đồn chưa chính xác về Tổng công ty Lương thực Miền Nam-VinaFood 2 đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng không công bố; có tình trạng đầu cơ lúa gạo; thị trường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng và các cơ quan dự trữ Quốc gia triển khai mua 180.000 tấn gạo trong quý 3 năm nay.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa: KT) |
Trong 6 nguyên nhân trên, việc nước ta có nhiều các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết từ năm 2015 – 2016 có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên. Bởi khi hạt gạo xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới sẽ đem lại giá trị cao, khoảng cách giữa “cung và cầu” gần nhau, sẽ đẩy mức giá lên. Do đó, Hiệp Hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trong nước tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo theo hướng xuất khẩu.
Đề cập đến thị trường xuất khẩu gạo hiện nay tác động đến giá lúa gạo, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp Hội Lương thực Việt Nam cho rằng, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái; khác hẳn đầu niên vụ 2015 do từ năm 2014 chuyển qua Việt Nam không có hợp đồng.
“Năm 2016, Việt Nam có hợp đồng xuất khẩu cũ từ năm 2015 chuyển qua khoảng 1,2 triệu tấn. Trong lúc thực hiện xuất khẩu gạo từ các hợp đồng cũ, đầu năm 2016 Việt Nam lại ký được nhiều hợp đồng mới, lượng hợp đồng mới giao từ tháng 3 trở đi đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn nên đây là một trong những lý do làm giá lúa vùng ĐBSCL tăng lên”, ông Năng nhận định./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.