Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 8 năm 2020 | 22:23

ĐBSCL: Lúa gạo tăng giá, nông dân tăng lợi nhuận

Những ngày qua, giá lúa, gạo ở một số tỉnh, thành ĐBSCL đột ngột tăng cao trong khi vụ lúa hè thu và thu đông vẫn rất dồi dào, gạo đầy ắp, không lo thiếu hụt. Việc giá lúa, gạo tăng làm tăng thêm lợi nhuận cho người nông dân.

202008070727sa6.jpg
 Hiện, gạo loại 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 493 - 497 USD/tấn, mức giá này, gạo của Việt Nam hiện đang cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 27 USD/tấn.

 

Giá gạo xuất khẩu tăng, vượt Thái Lan

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong nhiều ngày qua giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ ở mức giá cao. Hiện gạo loại 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 493 - 497 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn so với ngày 12/8 và tăng 45 USD/tấn so với ngày 3/8.

Trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan đang ở mức 463 - 467 USD/tấn. Với mức giá này, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 27 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ 15 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Pakistan 80 USD/tấn.

Trong lịch sử 30 năm xuất khẩu lần đầu tiên giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan từ 15 - 20 USD/tấn, và năm 2020 có nhiều khả năng lượng gạo xuất khẩu của ta cũng sẽ vượt Thái Lan. Đây là lần thứ 2 Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo (lần 1 vào tháng 10/2012).

Tại ĐBSCL ngày hôm nay (13/8), giá lúa duy trì ổn định so với hôm qua. Cụ thể, giá lúa tươi IR 504 ở mức 5.800 đồng/kg; lúa Jasmine 6.000 đồng/kg; OM 9577, OM 9582 ở mức 5.850 đồng/kg; đài thơm 8 có giá 6.200 đồng/kg; nàng hoa 9 6.400 đồng/kg; OM 6976 5.800 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá các loại gạo NL IR 504 và OM 5451 hôm nay quay đầu giảm nhẹ ở mức 100 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo NL IR 504 ở mức 8.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức 10.600 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Trong khi đó, gạo tấm IR 504 lại tăng nhẹ 100 đồng lên mức 8.500 đồng/kg.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 7 tháng đầu năm, khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo đạt gần 3,9 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,4 triệu tấn và 634,3 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng tới 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá lúa tăng bà con phấn khởi

Theo các thương lái, giá lúa gạo ở ĐBSCL từ đầu năm đến nay tương đối tốt, luôn ở mức trên 5.000 đồng/kg. Vì vậy, giúp cho nông dân trồng lúa và thương lái thu mua lúa đều có lãi ổn định hơn so với các năm trước.

Cụ thể, lúa tươi IR 50404 và các loại lúa hạt dài như: OM 5451, OM 4218, OM 380 đang được thương lái đặt tiền cọc thỏa thuận thu mua với giá 5.100 - 5.600 đồng/kg. Còn các loại lúa thơm như: Jasmine 85 và Ðài Thơm 8 có giá 5.700 - 5.800 đồng/kg…

Ông Nguyễn Văn Tâm, ở xã Trung Thạnh, (Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), cho hay, vụ thu đông năm nay, gia đình trồng 6 ha, giống OM 5451, hiện lúa được 70 ngày tuổi nhưng đã có thương lái đến tận nhà đặt tiền cọc mua lúa tươi tại ruộng giá 5.700 đồng/kg, cao hơn 500 - 700 đồng/kg so với năm trước. Lúa gạo tăng giá, bà con trong xóm ai cũng phấn khởi.

Ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, cho biết, lúa hè thu còn trên đồng nên không quá lo thiếu nguồn cung lúa gạo. Với 142.000 ha, trong đó mới vừa thu hoạch khoảng trên 37.000 ha, năng suất bình quân 5-5,5 tấn/ha, dự kiến sản lượng cuối vụ sẽ có trên 750.000-800.000 tấn. Với mức giá nhảy lên 500 đồng/kg vào thời điểm này, nông dân rất phấn khởi. Nhiều nông dân còn lúa trên đồng càng cần mẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để thu hoạch lúa đạt hiệu quả cao.

cee20180527-nguoi-dan-thanh-hoa-thuc-dem-thu-hoach-lua-de-tranh-nang-1-anh-4-mau.jpg

 Giá lúa, gạo tăng nông dân có tăng thêm lợi nhuận.

 

Trong 3 ngày qua, giá lúa ở một số tỉnh, thành ĐBSCL như Cần Thơ, Sóc Trăng biến động, tăng cao bất thường. Tăng mạnh nhất lúc này là lúa IR50404, bán tại ruộng từ 5.500-5.600 đồng/kg đến nay tăng lên 5.700 đồng/kg. Còn lúa khô IR50404 vụ đông xuân các chủ vựa bán lại 7.500 đồng/kg. Lúa tươi OM5451 giá 5.800 đồng/kg, lúa tươi Jasmine 85 giá 6.500 đồng/kg… so với 10 ngày qua tăng khoảng 500 đồng/kg.

Đẩy mạnh cơ giới hóa

Theo Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, đến nay, thành phố đã xuống giống lúa vụ thu đông 2020 được 68.163 ha, đạt 107% kế hoạch. Phần lớn nông dân đều thực hiện gieo trồng lúa bằng thiết bị máy móc, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ đạt trên 95% diện tích.

Ông Trịnh Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX An Bình, ở xã An Bình, huyện Thoại Sơn (An Giang), cho biết. HTX có 78 thành viên, với tổng diện tích sản xuất lúa 620 ha. Nhiều năm qua HTX canh tác theo quy trình kỹ thuật “1 phải,  5 giảm” và “3 giảm, 3 tăng”, giúp thay đổi được tư duy sản xuất lúa như: đẩy mạnh áp dụng các khâu cơ giới hóa trong gieo cấy và thu hoạch lúa, giảm giống, giảm phân bón và thuốc BVTV. Từ đó giúp nông dân giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận từ 2 - 3 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất theo truyền thống trước đây.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, lúa hè thu 2020 nông dân đang thu hoạch chưa tới 50% diện tích gieo trồng, trong tổng số hơn 283 ngàn ha đã xuống giống. Ước tổng sản lượng thu hoạch của vụ lúa này vào khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Trong khi đó, những nơi thu hoạch sớm, nông dân đã xuống giống tiếp vụ lúa thu đông 2020 được gần 80 ngàn ha, vượt khoảng 8 ngàn ha so với kế hoạch để tranh thủ đà lúa gạo tăng giá. Như vậy, khi vụ lúa hè thu vừa dứt điểm thì lúa thu đông sẽ vào vụ thu hoạch, đảm bảo nguồn cung lúa nguyên liệu cho chế biến không đị đứt đoạn, ông Nhựt cho biết.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top