Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 5 năm 2016 | 1:45

ĐBSCL: Vụ hè thu và thu đông tiếp tục lưu ý với thời tiết bất thường

Trong năm 2016, ĐBSCL tiếp tục phải đối phó với những khó khăn, không chỉ là hạn, mặn mà còn phải lưu ý đến những diễn biến bất thường khác về mưa, lũ.

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt cảnh báo tại hội nghị giao ban “Sản xuất lúa hè thu 2016; triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông (TĐ), mùa 2016 các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” vừa tổ chức tại tỉnh Long An.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết, tổng diện tích xuống giống vụ lúa đông xuân (ĐX) 2015-2016 ở ĐBSCL đạt trên 1,5 triệu hécta, tăng khoảng 10.000ha so với vụ ĐX năm trước đó. Tuy nhiên, sản lượng lúa thu hoạch chỉ đạt trên 10,4 triệu tấn, giảm đến 713.000 tấn so với vụ ĐX 2014-2015. Đây là mức sụt giảm mạnh, gấp gần 4 lần so với con số ước tính được đưa ra hồi cuối tháng 3/2016 của Cục Trồng trọt.

Theo ông Hòa, chỉ riêng các tỉnh ven biển ĐBSCL, diện tích xuống giống vụ ĐX 2015-2016 đạt 896.000ha, tăng 6.000ha so với vụ ĐX 2014-2015; năng suất đạt trên 5,6 triệu tấn, giảm 507.000 tấn so với vụ ĐX 2014-2015.

Lý giải nguyên nhân khiến sản lượng lúa hàng hóa giảm mạnh, theo ông Hòa, hạn và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp khiến lúa gieo sạ bị thiệt hại, làm sản lượng sụt giảm theo. “Cụ thể, hạn và mặn đã ảnh hưởng đến 93.989ha lúa ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL, trong đó, có 85.000ha bị thiệt hại”, ông Hòa cho biết thêm.

Trước việc sản lượng lúa ĐX 2015-2016 sụt giảm mạnh, Bộ NN&PTNT có chỉ đạo đẩy mạnh gieo sạ vụ HT và TĐ 2016 nhằm bổ sung phần sản lượng bị sụt giảm ở vụ đông xuân. Cụ thể, báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết, vụ hè thu 2016 toàn vùng ĐBSCL sẽ gieo sạ trên 1,6 triệu hécta với sản lượng thu hoạch dự kiến đạt gần 9,3 triệu tấn lúa, tăng 134.000 tấn so với vụ HT năm trước đó; vụ TĐ gieo sạ 900.300ha, tăng 57.160ha so với TĐ năm ngoái, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt trên 4,9 triệu tấn, tăng 361.000 tấn so với vụ TĐ 2015.

Theo kế hoạch chung sản xuất vụ hè thu, thu đông và mùa năm 2016 ở các tỉnh vùng ĐBSCL: Vụ hè thu 2016 toàn vùng gieo sạ 1.659.340ha,  giảm 18.544ha; năng suất 5,59 tấn/ha, tăng 0,14 tấn/ha và sản lượng 9.283.304 tấn, tăng 134.000 tấn so với hè thu 2015. Trong đó, vùng ven biển gieo sạ 1.023.340ha chiếm 61% diện tích toàn vùng,  giảm 12.581ha; năng suất 5,46 tấn/ha, tăng 0,13 tấn/ha và sản lượng 5.590.904 tấn chiếm 60% sản lượng toàn vùng, tăng 70.592 tấn so với hè thu 2015.

Vụ thu đông 2016 toàn vùng gieo sạ 900.300ha, tăng 57.160ha;  năng suất 5,52 tấn/ha, sản lượng 4.969.469 tấn, tăng 361.000 tấn so với vụ thu đông 2015.Trong đó, vùng ven biển gieo sạ 396.800ha, chiếm 44% diện tích toàn vùng, tăng 50.279ha; năng suất 5,38 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha và sản lượng 2.137.404 tấn, chiếm 42% sản lượng toàn vùng, tăng 310.677 tấn so với vụ thu đông 2015.

Vụ mùa 2016 gieo sạ 176.680ha, giảm 48.551ha; năng suất 4,64 tấn/ha, tăng 0,13 tấn/ha và sản lượng 819.345 tấn, giảm 193.976 tấn so với vụ mùa 2015. Trong đó, vùng ven biển gieo sạ 171.000ha, chiếm 97% diện tích toàn vùng,  giảm 57.173ha; năng suất 4,6 tấn/ha, tăng 0,08 tấn/ha và sản lượng 800.000 tấn chiếm 97% sản lượng toàn vùng, giảm 285.000 tấn so với vụ mùa 2015.

Vụ mùa giảm diện tích và sản lượng do sự chuyển dịch mùa vụ của tỉnh Cà Mau chuyển 36.000ha sang vụ ĐX làm giảm sản lượng tương đương 180.000 tấn.

 Ông Cao Văn Hóa, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang chia sẻ tại hội nghị

Tuy nhiên, ông Cao Văn Hóa, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho rằng, việc đặt chỉ tiêu tăng diện tích gieo sạ để tăng sản lượng lúa trong vụ HT và TĐ nhằm bổ sung phần sụt giảm ở vụ ĐX cần được xem xét lại, nhất là trong bối cảnh hạn, xâm nhập mặn còn diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay và sắp tới.

Theo ông Hóa, địa phương ông đang có kế hoạch cắt giảm hoàn toàn việc sản xuất lúa trong vụ hè thu ở những nơi thường xuyên xảy ra hạn, xâm nhập mặn. “Ở những vùng khó khăn quá thì không nên sản xuất, không thể trồng mãi cây lúa, chúng ta có thể chuyển sang trồng cây ăn trái thích nghi với biến đổi khí hậu, trồng màu hoặc trồng cỏ nuôi bò", ông gợi ý.

Cũng theo ông Hóa, địa phương đang có đề án cắt giảm diện tích vụ hè thu theo lộ trình và chỉ giữ lại hai vụ lúa quan trọng nhất trong năm là vụ đông xuân và thu đông. “Để thực hiện, chúng tôi có định hướng sẽ hỗ trợ tiền cho nông dân thực hiện chuyển đổi hẳn sang các loại cây trồng khác, nhưng việc này vẫn chưa được phê duyệt nên chúng tôi chưa có thông tin chính thức”, ông Hóa cho biết thêm.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh: Quan điểm chỉ đạo sản xuất là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra bằng những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp khắc phục khó khăn. Phấn đấu đạt theo kế hoạch bằng các biện pháp tăng diện tích, tăng năng suất các vụ lúa còn lại trong năm 2016.

Những quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT, những nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước và sự phối hợp chỉ đạo sản xuất giữa các đơn vị Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy lợi, Cục BVTV, Trung tâm KN QG và các Sở NN&PTNT đã góp phần đáng kể hạn chế những thiệt hại do hạn, mặn đối với sản xuất lúa đến mức thấp nhất.

Sự chỉ đạo kiên quyết và việc rà soát thời vụ, mùa vụ kịp thời, linh hoạt, dự đoán những vùng có nguy cơ hạn, mặn và biện pháp khắc phục cụ thể trước khi xuống giống đã được Cục Trồng trọt và các Sở NN&PTNT vùng ven biển triển khai sớm. Nhiều địa phương chủ động, sáng tạo nhiều cách khắc phục hạn mặn bằng các giải pháp bơm chuyền, thường xuyên kiểm tra độ mặn trước khi đưa nước vào ruộng.

Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: Vẫn còn một số nơi do chủ quan, thiếu phối hợp chặt chẽ nên việc xuống giống vẫn chưa theo khuyến cáo chung của cơ quan chuyên môn, do vậy có những ảnh hưởng của hạn, mặn nhiều nơi ngoài dự đoán.

Việc tuân thủ mùa vụ chưa được kiểm tra thường xuyên, chưa rà soát kỹ tình hình nguồn nước so với cơ cấu mùa vụ nên một số nơi lúng túng trong việc khuyến cáo. Ngoài ra, việc bố trí mùa vụ của những vụ trước kéo dài đã ảnh hưởng đến thời vụ Đông Xuân 2015-2016.

Các giống lúa chống chịu mặn đưa vào sản xuất chưa nhiều, chưa kịp thời, một số giống có khả năng chống chịu tốt tại nhiều địa phương nhưng chưa được theo dõi, đánh giá để khuyến cáo đưa vào sản xuất.

Quang Minh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top