Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2019 | 14:2

Đề xuất nuôi cá biển công nghệ cao ở vịnh Nha Trang

Ngày 3/12, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND TP Nha Trang làm việc với đại diện Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam, để tìm hiểu cơ hội đầu tư nuôi cá biển công nghệ tiên tiến, ở khu vực Bích Đầm và Đầm Bấy (phường Vĩnh Nguyên).

 

nt-99.jpg

 Ảnh minh hoạ                                

Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam (trụ sở tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa) là công ty 100% vốn của Hoa Kỳ, chuyên nuôi cá chẽm tại vịnh Vân Phong công nghệ cao.

Công ty đặt vấn đề thuê 30ha mặt nước trở lên, ở vùng biển khu vực đảo Bích Đầm và Đầm Bấy để thả lồng nuôi cá biển, công nghệ tiên tiến. Với diện tích này, có thể thả 10 - 12 lồng nuôi, sản lượng khoảng 200 - 220 tấn/lồng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, để có cơ sở UBND thành phố trả lời chính thức, công ty phải có văn bản, mô tả cụ thể dự án, trong đó, lưu ý việc nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang, phải đảm bảo yếu tố hàng đầu về môi trường, tính bền vững.

Đồng thời. không mâu thuẫn với phát triển du lịch, và phải xem xét có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Lãnh đạo thành phố đề nghị công ty nên khảo sát thực tế, để có đề xuất cụ thể.

Lại bắt được 2 con cá lệch, nặng 32kg trên sông Lam 

Người dân Nghệ An vừa bắt được 2 con cá lệch (gần 16 kg/con), tuy nhiên, mới cách đây 2 tháng, bà con ven sông Lam cũng đã bắt được cá lệch.

Hai con cá lệch “khủng”, hay còn gọi là cá chình mỗi con dài khoảng 1,6 mét và nặng gần 16 kg được đánh bắt trên sông Lam và sông Giăng.

 

ca-66.jpg

 2 con cá lệch “khủng” mỗi con nặng gần 16kg và dài 1,6m. Ảnh: Bảo Hân       

         

Sáng 3/12, ông Nguyễn Văn Tám – chủ một nhà hàng ở thị trấn Con Cuông (Nghệ An) cho biết, nhà hàng này vừa mua được 2 con cá lệch “khủng”, mỗi con nặng gần 16kg, dài 1,6m của hai người dân đánh bắt được trên sông Lam và sông Giăng.

Cụ thể, một con được anh La Văn Tuấn, xã Môn Sơn đánh bắt được trên sông Giăng, thuộc địa phận xã Môn Sơn - Con Cuông, và một con được anh Lê Văn Đông ở xã Châu Khê, đánh bắt được trên sông Lam thuộc địa phận huyện Tương Dương.

 

Sau khi đánh bắt được những con cá lệch khủng này, người dân đã rao bán và được ông Tám mua với giá gần 30 triệu đồng.

Trong vòng 1 năm nay, người dân ở huyện miền núi Con Cuông, Tương Dương, đã đánh bắt được 5 con cá lệch khủng. 

Cá lệch được xem là đặc sản của vùng miền Tây xứ Nghệ. Thịt cá lệch được đánh giá là rất thơm ngon, ít xương, giá trị dinh dưỡng cao, nên rất được thực khách ưa chuộng, và sẵn sàng trả giá cao, từ 900.000 – 1.000.000 đồng/kg.

Đây là loài đặc sản rất hiếm gặp, thường sống trong các hốc đá trên sông, suối - nơi dòng nước chảy xiết.

Cá lệch là loài cá nước ngọt có da trơn, thân dài thuôn, mình tròn, đầu có râu dài. Để bắt được cá lệch lớn, người dân dùng câu vương, lưới, hoặc dùng ngạnh để xiên cá.

 

Khánh Hoà: Đề xuất hỗ trợ mua bảo hiểm cho tàu 67

Để tháo gỡ khó khăn cho tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67 của Chính phủ, ngành Nông nghiệp và PTNT đang rà soát, tiến tới đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa, xem xét phương án, hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu 67.

tau-699.jpg

 Nhiều chủ tàu 67, mong được hỗ trợ một phần cchi phí mua bảo hiểm thân tàu


Được cho vay vốn theo Nghị định 67, ông Lê Văn Tèo (Hòn Rớ, TP. Nha Trang) đã mạnh dạn vay vốn để đóng mới tàu cá. Đến giữa năm 2018, tàu của ông đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Điều khiến ông Tèo băn khoăn là, việc thực hiện chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho tàu cá của gia đình. “Tàu cá của gia đình tôi có trị giá thân tàu gần 11 tỷ đồng, chi phí mua bảo hiểm năm 2019 là 78,9 triệu đồng.

Đây là con số khá lớn, trong điều kiện khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn. Nếu theo quy định của Nghị định 67, tôi được hỗ trợ 90% chi phí mua bảo hiểm, còn theo quy định hiện nay, chỉ được hỗ trợ 50%. Do đó, tôi mong muốn UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 40% chênh lệch này”, ông Tèo nói.

Nhiều người có tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67, cũng có chung nguyện vọng, được xem xét hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm.

Được biết, vấn đề chi phí mua bảo hiểm tàu cá phát sinh khi Nghị định số 17 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67.

Theo đó, mức ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo hiểm tàu cá có sự thay đổi, ngư dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá, chỉ còn được hỗ trợ hàng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, thay vì hỗ trợ 90% như Nghị định 67.

Do các tàu cá có vốn vay lớn, chi phí bảo hiểm cao, nên ở nhiều địa phương trong cả nước, chủ tàu không mua bảo hiểm vẫn ra khơi; một khi gặp rủi ro, sự cố, ngành Ngân hàng sẽ gánh khoản nợ xấu của các chủ tàu này.

Để tháo gỡ khó khăn về chi phí mua bảo hiểm theo Nghị định 67, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị,  căn cứ khả năng ngân sách thực tế, tham mưu tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí từng năm cho chủ tàu, để mua bảo hiểm thân tàu theo quy định.

Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: “Một số địa phương có tình trạng ngư dân không mua bảo hiểm, nhưng vẫn vươn khơi.

Tại Khánh Hòà, năm nay, toàn bộ 31 tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67 đều có bảo hiểm. Để tháo gỡ khó khăn về chi phí bảo hiểm thân tàu sau khi Nghị định 17 có hiệu lực, chúng tôi đang phối hợp với ngân hàng, các địa phương, rà soát, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ ngư dân.

Chúng tôi sẽ tham mưu Sở Nông nghiệp - PTNT trình UBND tỉnh xem xét phương án hỗ trợ 40% chi phí mua bảo hiểmnăm 2019, cho 31 tàu cá đóng mới, nâng cấp hiện có, theo Nghị định 67, với tổng số tiền gần 720 triệu đồng”.

Ngoài khó khăn về chi phí mua bảo hiểm thân tàu, nhiều chủ tàu cho biết họ còn gặp khó khan, không mua được bảo hiểm cho số ngư cụ trên tàu.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chi cục Thủy sản cho biết, việc thực hiện bảo hiểm đối với ngư cụ rất khó, bởi việc đánh giá, xác định mức độ thiệt hại, nhất là khi tàu hoạt động trên biển rất khó khăn.

Đà Nẵng: Cách đơn giản nhận biết tôm bơm tạp chất thạch

Tôm bơm tạp chất thạch rau câu để tăng trọng lượng, và bắt mắt hơn. Nếu ăn phải loại tôm "bẩn" này, sẽ gây hại cho sức khỏe.

 

tom-33.jpg

 Ảnh minh họa.

 

Ban quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP Đà Nẵng đã tạm đình chỉ, xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hải sản T.N (số 118 đường Hoàng Hoa Thám, TP Đà Nẵng), vì phát hiện tôm hùm được bơm tạp chất agar (agar: là chất làm thạch rau câu).

Tạp chất agar được bơm vào để tăng trọng lượng, khiến tôm hùm trông bắt mắt hơn. Lần kiểm tra này, số tôm hùm bị phát hiện chủ yếu là loại nhỏ, được bán 270 - 350 nghìn/kg.

Đây không phải lần đầu tiên tôm bơm tạp chất agar bị phát hiện. Agar thường được sử dụng làm tăng trọng lượng của tôm, do nó giá rẻ.

Thực chất, agar là bột thạch để làm thạch, không có độc. Hoà bột agar với nước, bơm vào tôm, làm tăng trọng lượng, và tôm phồng, trông béo, bắt mắt, chứ nó không hề có tác dụng làm tôm tươi trở lại.

Song, nếu tôm chết, ươn, hỏng mà bơm tạp chất để trông tươi, người tiêu dùng ăn phải, thì ít nhiều sẽ gây hại sức khỏe.

Khi thủy hải sản bị bơm tạp chất, nhất là dạng lỏng, sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.

Cụ thể là: vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả; vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, tiêu chảy, nhiễm trùng máu; vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, nếu sử dụng chất bảo quản độc hại như hàn the, ure... thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Người ăn phải có khả năng bị ngộ độc cấp tính. Sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây ra rối loạn tuyến giáp, hệ thần kinh...

Để tránh mua phải tôm bơm tạp chất, các bà nội trợ nên lưu ý những điểm sau:

Những con tôm tươi, sạch sẽ có phần thân mềm, cong. Tôm có lẫn tạp chất thường cứng, thẳng đơ.

Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường. Các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy, tôm bị bơm tạp chất khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.

Khi nấu, tôm bị bơm sẽ ra nhiều nước, thịt tôm teo lại. K khi nấu chín, sẽ dễ dàng thấy một lớp thạch, nằm giữa thịt, và vỏ tôm, nhất là phần đầu, dưới mang.

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top