Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 5 năm 2017 | 5:6

Đề xuất vai trò tham gia của BHTGVN trong tái cơ cấu TCTD giai đoạn II

KTNT - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã có đóng góp nhất định vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD thông qua các nghiệp vụ BHTG như: giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG, từ đó bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần duy trì hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Bài viết đề cập đến một số nội dung liên quan để BHTGVN có thể tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD giai đoạn II (2016 – 2020).

Kết quả thực hiện chính sách BHTG

Sau hơn 17 năm thành lập và phát triển, BHTGVN đã triển khai có hiệu quả chính sách BHTG. Tính đến ngày 31/12/2016, có 1.267 TCTD được cấp Chứng nhận tham gia BHTG, bao gồm 95 ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng Hợp tác xã, 1.168 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 03 tổ chức tài chính vi mô. BHTGVN đã thực hiện tốt việc cấp mới, cấp đổi, thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG, quản lý thu phí BHTG; tích cực đôn đốc, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc và xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm trong việc tính và nộp phí BHTG. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản của BHTGVN đạt hơn 33 nghìn tỷ VND, tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được đầu tư đạt hơn 31 nghìn tỷ VND (tăng 23,9% so với năm 2015), tổng thu đạt hơn 6,8 nghìn tỷ VND - trong đó thu phí đạt hơn 5 nghìn tỷ và thu từ đầu tư đạt hơn 1,9 nghìn tỷ VND.

BHTGVN thực hiện giám sát định kỳ tháng, quý, năm đối với 100% tổ chức tham gia BHTG. Thông qua kết quả thông tin báo cáo nhận được từ các tổ chức tham gia BHTG, NHNN và từ các nguồn thông tin khác, BHTGVN đã thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG; phát hiện những biểu hiện yếu kém, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng để báo cáo, kiến nghị NHNN xem xét xử lý kịp thời.

Công tác kiểm tra tại chỗ luôn được BHTGVN quan tâm. Tính đến 31/12/2016, toàn hệ thống đã hoàn thành kiểm tra đối với 463 tổ chức tham gia BHTG gồm 42 NHTM, 419 QTDND và 02 Tổ chức tài chính vi mô, đạt 100% kế hoạch kiểm tra năm 2016.

BHTGVN tham gia quản lý, thanh lý tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật và trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG đối với số tiền bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm kể từ ngày trả tiền bảo hiểm theo thông báo. Để tối đa hóa giá trị thu hồi đối với số tiền bảo hiểm đã chi trả, BHTGVN đã bám sát tình hình thanh lý tại các QTDND được chi trả. Tính đến hết năm 2015, tổng số tiền thu hồi cho BHTGVN lũy kế từ năm 2000 là 9,35 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, BHTGVN đã chi trả cho 1.793 người gửi tiền với tổng số tiền 26,78 tỷ đồng. BHTGVN đã tham gia Hội đồng thanh lý tài sản của 39 QTDND bị giải thể bắt buộc. Việc trả tiền gửi được bảo hiểm kịp thời đã thể hiện vai trò của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, tạo lập niềm tin của người dân, ngăn ngừa ảnh hưởng đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng.

 Những nỗ lực nêu trên của BHTGVN trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD, sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.

Đề xuất biện pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống TCTD 2016-2020

Tiếp tục những kết quả khả quan của quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, NHNN hiện đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2016-2020”. Tại buổi làm việc với BHTGVN, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu BHTGVN trong thời gian tới cần xác định vai trò lớn hơn trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu đồng thời gắn với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Để làm được điều này, bài viết xin đề xuất một số vấn đề: Tăng cường năng lực tài chính để BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Đẩy mạnh tích lũy nguồn lực nghiệp vụ, nhân sự, CNTT để sẵn sàng tham gia vào các nhiệm vụ tái cơ cấu, xử lý các tổ chức tham gia BHTG quy mô lớn. Cùng với đó là hoàn thiện Đề án Hạn mức trả tiền bảo hiểm; tiến tới áp dụng hệ thống phí BHTG phân biệt. Phó Thủ tướng còn yêu cầu BHTGVN xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2025 trong điều kiện khuôn khổ pháp lý cho phép BHTGVN tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD cũng như có cơ chế sử dụng nguồn lực của BHTGVN để tái cơ cấu TCTD yếu kém. Nghiên cứu, sửa đổi Luật BHTG để tăng cường vai trò của BHTGVN trong quá trình tái cơ cấu các TCTD.

Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, có thể nói, thời gian qua, BHTGVN đã đóng góp một phần quan trọng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.

P.V

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top