Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng nước DNP - Bắc Giang (thành viên của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai) đang đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang, dự án nhận được sự ủng hộ rất lớn của chính quyền và nhân dân trong tỉnh Bắc Giang.
Ông Nguyễn Tiến Hòa, Giám đốc Dự án DNP - Bắc Giang.
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, nơi có nhiều nông sản nổi tiếng như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, nấm Lạng Giang,...Vài năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã mọc lên nhiều khu công nghiệp bề thế, nhiều khu đô thị, khu dân cư sầm uất. Tuy vậy, chất lượng cuộc sống của người dân ở nhiều vùng chưa được cải thiện, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch được sản xuất từ các nhà máy còn thấp.
Phối cảnh dự án.
Theo tính toán của một số đơn vị chuyên môn, đến năm 2020, nhu cầu sử dụng nước sạch của một số địa phương khu vực từ Lạng Giang trở xuống tới Việt Yên, trong đó kể cả các khu, cụm công nghiệp dọc theo tuyến Quốc lộ 1A là khoảng 94.000m3/ngày đêm; hiện tại khả năng cung cấp của các doanh nghiệp trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được 35.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, nguồn nước hiện nay chủ yếu được các nhà máy lấy từ hạ lưu sông Thương để xử lý, nguồn nước của một con sông không lớn, chạy qua nhiều địa phương, không thể tránh khỏi sự ô nhiễm nhiều mặt. Có lẽ để đảm bảo nước sạch và đủ dung lượng nước cung cấp cho nhu cầu không ngừng tăng của các địa phương trong tỉnh thì việc lấy nước từ hồ Cấm Sơn sẽ là phương án tối ưu.
Hồ Cấm Sơn là nơi chứa nước từ thượng nguồn sông Thương đổ về, được thiết kế có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 22.416ha, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và chống lũ cho sông Thương; diện tích lưu vực khoảng 378,4km2; dung tích hữu ích khoảng 250 triệu mét khối; dung tích hiệu dụng khoảng 230 triệu mét khối. Tính toán đầy đủ những cơ sở khoa học ấy nên Nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang đã hình thành và được khởi công từ ngày 14/7, tại thôn Càn, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, dự kiến đi vào vận hành vào cuối năm 2018.
Dự án xây dựng nhà máy gồm hai giai đoạn, giai đoạn một từ năm 2016 đến năm 2018, công suất 29.500m3/ngày đêm; giai đoạn hai từ năm 2020 đến năm 2022, công suất 59.000m3/ngày đêm. Nhà máy được xây dựng với công nghệ xử lý nước hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng nước sạch đạt tiêu chuẩn cao nhất cho nhu cầu sinh hoạt, thương mại và sản xuất; đặc biệt khi đạt tới công suất 59.000m3/ngày đêm, cả năm cũng chỉ cần khoảng từ 3 - 5% tổng lưu lượng nước của hồ trong năm. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cấp nước toàn bộ cho khu vực huyện Lạng Giang, cấp nước cho các khu đô thị, khu dân cư phía Nam và Tây Nam thành phố Bắc Giang, cho một số xã của huyện Yên Dũng, Việt Yên và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh dọc Quốc lộ 1A như: khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, Vân Trung, Đình Trám, Hoàng Mai, Quang Châu,...
Ông Nguyễn Tiến Hòa, Giám đốc Dự án DNP - Bắc Giang, cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang cùng với các nhà thầu khẩn trương thi công nhằm đưa việc cấp nước sạch đúng tiến độ; cùng với các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương có dự án đi qua nhanh chóng tạo mặt bằng sạch để thuận tiện cho công tác thi công. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chủ động phối hợp với một số đơn vị cấp nước trong tỉnh xây dựng phương án hợp tác để đảm bảo nguồn cung nước trên địa bàn luôn ổn định. Mặc dù phải chạy đua với thời gian, khó khăn còn nhiều nhưng chúng tôi sẽ làm việc bằng cả trái tim, tràn đầy tinh thần trách nhiệm bởi đại đa số cán bộ của DNP - Bắc Giang và một số lãnh đạo cao cấp của công ty mẹ đều là con em Bắc Giang nên việc xây dựng và vận hành nhà máy không chỉ dừng ở yếu tố kinh doanh mà còn vì sự phát triển của quê nhà".
Lễ khởi công dự án.
Ở thời điểm hiện nay, việc xây dựng nhà máy nước sạch DNP-Bắc Giang thực sự là một dự án trọng điểm, đồng thời là cuộc cách mạng trong việc cung cấp nước sạch tại tỉnh Bắc Giang. Điều này còn cho thấy, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang đang phát huy tốt lợi thế của địa phương để xây dựng và phát triển quê hương, đưa Bắc Giang vững bước đi trên con đường hội nhập.
Đình Hợi
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…