Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 8 năm 2021 | 17:45

Dự báo nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ XK giảm mạnh

Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, dự kiến các tháng cuối năm 2021, nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ xuất khẩu (XK) sẽ giảm mạnh.

t2_1-1608747714205.jpg
Công nhân Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy (Lâm Đồng) sơ chế rau quả xuất khẩu. Ảnh: QUANG HIẾU

 

 

Nguồn cung XK giảm

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác 970, ngành nông nghiệp đang phải thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì và phục hồi sản xuất tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.

“Nếu để đứt gãy các chuỗi sản xuất này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân nông thôn, thành phố, người lao động tác các địa phương. Hơn thế nữa là việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh và an ninh lương thực quốc gia về lâu dài”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay.

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 , xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2021 đạt 3,03 triệu tấn và 1,65 tỷ USD, giảm 14% về sản lượng và giảm 5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu gạo bình quân 544,4 USD/tấn, tăng 11,7%. Trong khi đó, xuất khẩu rau quả nửa đầu năm 2021 đạt 2,063 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với xuất khẩu rau quả, trong 6 tháng đầu năm 2021 tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lý do xuất khẩu không bị gián đoạn vì dịch bệnh, tình hình chống dịch tốt của các nước nên nhu cầu thị trường tăng cao. Sản xuất rau quả trong nước ổn định nên đáp ứng được thị trường xuất khẩu.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 4,1 tỷ USD (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước). Theo kế hoạch, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm là 8,7-9 tỷ USD. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, các công ty thủy sản, đặc biệt là khu vực Nam Bộ (chiếm khoảng 65% lượng thủy sản xuất khẩu) đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản sụt giảm đáng kể nhất là từ nửa cuối tháng 7 (giảm 15-20%) so với 6 tháng đầu năm (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020) khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020. Dự tính công suất các nhà máy chế biến thủy sản của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm dự báo lượng gia cầm vào đàn thấp, có thể có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết. Cần có biệ pháp cải thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tăng lưu thông và chế biến, cấp đông khi giá gia cầm hạ quá thấp.

Theo Tổ công tác 970, dù các doanh nghiệp đã cố gắng duy trì sản xuất "3 tại chỗ" nhưng vẫn còn khá nhiều cơ sở giết mổ, nhà máy chế biến nông sản, thủy sản không đáp ứng được các điều kiện vì chi phí bảo đảm an toàn dịch bệnh khá lớn nên phải dừng hoạt động. Phần lớn cơ sở giết mổ và nhà máy chế biến, công nhân lao động chưa được tiêm phòng vắc xin Covid-19 khi có ca nhiễm nhà máy phải đóng cửa, tổn thất rất lớn.

Tổ công tác đánh giá, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, dự kiến 6 tháng cuối năm 2021, nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nhu cầu thị trường vẫn rất lớn nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạo dẫn đến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa do giãn cách, việc thu hoạch và sản xuất bị ảnh hưởng, công suất tại các nhà máy chế biến thủy sản giảm còn 50%. Cây trồng không được chăm sóc, thiếu vật tư nông nghiệp, tâm lý người trồng không tốt dẫn đến việc thiếu sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu. Dự kiến xuất khẩu rau củ quả 6 tháng cuối năm sẽ giảm khoảng 30%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặc dù thị trường xuất khẩu khá thuận lợi, nhưng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và khả năng kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Trong điều kiện tốt nhất, khi dịch lắng xuống và kiểm soát được dịch bệnh sau 3 tháng thì mức tăng xuất khẩu thủy sản hàng tháng trong khoảng 6-8%. Khi đó, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt mục tiêu 9 tỷ USD. Trong tình hình xấu hơn, dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, thì xuất khẩu thủy sản chỉ có thể đạt tối đa khoảng 8,8 tỷ USD. Tình hình sản xuất thủy sản các tháng cuối năm đang phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các nhà máy chế biến thủy sản.

Có một thực tế là, một số mặt hàng nông sản khó tiêu thụ, ứ đọng, giá xuống thấp như thanh long, chuối, dứa, chanh, gà lông trắng, cá tra, tôm dẫn đến một bộ phận nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có tâm lý băn khoăn, chần chừ trong tái đầu tư sản xuất.

Để kích cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chuỗi giá trị không bị đứt gãy, cần thiết có một chương trình hỗ trợ tổng thể từ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản cho đến sản xuất cung ứng nông sản trong thời gian tới" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, nếu để những nhà máy chế biến thủy sản, chế biến gỗ, trái cây phải đóng cửa thì sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân, thậm chí làm đứt gãy chu kỳ sản xuất.

VASEP cũng cho rằng, với thực tế khó khăn hiện nay, xuất thủy sản nửa cuối năm 2021 chắc chắn sẽ tuột dốc, nếu không có giải pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu. Giải pháp cần kíp nhất là ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong nhà máy chế biến thủy sản để đảm bảo tiêu chí an toàn; tiếp đó là sự hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

doanh-nghiep-thuy-san-2492020.jpg
Công suất tại các nhà máy chế biến thủy sản giảm còn 50%. (Ảnh: IT)

 

Đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 100% công nhân chế biến thủy sản, chăn nuôi, giết mổ 

Trước tình hình đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã trình báo cáo kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương 19 tỉnh, thành phía Nam ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 100% công nhân các nhà máy chế biến nông sản, thuỷ sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện “3 tại chỗ” và các cơ sở sản xuất liên kết với nhà máy thực hiện theo chuỗi giá trị trực tiếp sản xuất.

Vì qua khảo sát một số nhà máy, lượng công nhân duy trì sản xuất đông nhưng mới chỉ tiêm vắc xin khoảng 30-40%, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao. Đây là lực lượng lao động trực tiếp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm lâu dài.

 Để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo kế hoạch và sản lượng lúa, giữ vững an ninh lương thực và một phần xuất khẩu, đề nghị Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực.

Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch lập danh sách các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đủ năng lực để triển khai chương trình mở rộng hạn ngạch cho vay để thu mua nông sản và vật tư phục vụ nông nghiệp theo những lĩnh vực ưu tiên, nhằm đảm bảo lưu thông hàng hoá nông sản.

Cụ thể, gia hạn các khoản vay ngắn hạn để các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị dòng tiền để trả nợ, đáo hạn các khoản vay dài hạn, nới rộng hạn mức cho vay và điều chỉnh lãi suất cho vay tạm trữ.

Chính phủ hỗ trợ giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, thuỷ sản để tăng cường mua nông sản bảo quản sản phẩm đông lạnh.

Chính phủ chỉ đạo các địa phương triển khai mở rộng chính sách bán hàng bình ổn giá cho các đối tượng công nhân, người lao động ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp trong phạm vi 19 tỉnh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16./.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top