Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 12 năm 2020 | 14:58

Đưa sản phẩm, dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu

Mới đây, tại Đồng Tháp, diễn ra Diễn đàn Mekong Connect 2020 với chủ đề “Đưa sản phẩm dịch vụ Đồng bằng sông Cửu Long vào chuỗi giá trị toàn cầu”, có 700 chủ doanh nghiệp, CEO, CFO, trong nhiều lĩnh vực tham dự.

 Lễ công bố xuất khẩu lô hàng trái cây đầu tiên sang thị trường EU.

 

Cơ hội lớn

Một trong những chủ đề chính được thảo luận xoay quanh các lợi ích và cơ hội mà Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) mang lại đối với các sản phẩm nông nghiệp và quá trình phát triển của ĐBSCL trong tương lai.

Theo nhận định, thương mại song phương Việt Nam - EU đã có bước tiến triển lớn trong thập niên qua. Tổng kim ngạch hai chiều đã tăng lên 45 tỷ euro trong năm 2019, so với con số 10 tỷ euro trong năm 2009. Xuất khẩu sang thị trường châu Âu hiện chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, giúp giảm bớt hàng rào thuế quan với 71% tổng giá trị hàng Việt Nam xuất sang EU. Trong vòng một thập niên tới, con số này sẽ lên đến 99%. Thuế suất đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sẽ xuống thấp gần bằng zero trong vòng 10 năm tới.

Chẳng hạn như các mặt hàng thủy có thuế suất đến 85% trong năm 2020 này sẽ giảm xuống gần 0% trong năm 2023. Trong khi đó, thuế suất đối với các loại nông sản sẽ giảm dần theo lộ trình tiệm tiến: từ 65% trong năm 2020 xuống còn 31% trong năm 2023 và dưới 5% trong năm 2030.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính thực hiện đầy đủ EVFTA sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng 12% trong giai đoạn 2021 - 2030. Riêng với trái cây, tỷ lệ tăng trưởng là 20% nhờ vào EVFTA, mở ra cánh cửa thâm nhập thị trường mới cho nông dân, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu ở ĐBSCL.

Ngoài việc giúp tăng xuất khẩu hàng Việt Nam sang EU, các chuyên gia cũng nhận định hiệp định EVFTA cũng giúp bảo vệ tốt hơn hàng hóa đối với hàng nhái hay hàng giả trên thị trường EU thông qua điều khoản về chỉ dẫn địa lý (GI).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản nước ta năm 2020 đạt 44 tỷ USD. Ở Trung Quốc chỉ riêng sản phẩm nấm đạt 17 tỷ USD. Như thế các sản phẩm nấm, cà phê, mía đường, trái cây… và nhiều mặt hàng nông sản khác của nước ta cần gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm gia tăng giá trị. Các doanh nghiệp dẫn đầu tham gia Mekong Connect có thể cùng liên kết, cùng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tạo thêm nhiều sản phẩm chế biến từ nông nghiệp có giá trị cao.

Ông Hoan nhấn mạnh, trong sản xuất nông nghiệp làm thế nào phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, không lạm dụng hóa chất phân bón, thuốc trừ sâu để sản xuất ngày càng nhiều nông sản sạch. Trước những thách thức biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120. Hy vọng với chương trình hành động trong 10 năm tới cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL sẽ được cải thiện tốt hơn. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.

Thách thức

Các diễn giả chỉ ra rằng một khi hàng rào thuế quan được giảm bớt thì các hàng rào kỹ thuật khác lại được dựng lên. Và đây là những thách thức mới đối với hàng hóa và dịch vụ của đồng bằng muốn vào thị trường EU.

Bà Bùi Kim Thùy, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, kiểm dịch động thực vật, thuế chống phá giá, thuế chống lẩn tránh, các biện pháp tự vệ lại là những rào cản được đẩy lên, thay thế cho các mức thuế hạ của FTA.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Eurocham cho hay, thị trường EU đòi hỏi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các sản phẩm lưu thông trên thị trường 450 triệu dân này phải đáp ứng tiêu chuẩn của khối EU về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch, vệ sinh và phát triển bền vững. Nhưng đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiến xa hơn và củng cố vị trí, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Cũng theo ông Minh, EVFTA sẽ giúp tăng dòng chảy hàng hóa bởi các doanh nghiệp cả hai bên sẽ tìm cách tận dụng và xâm nhập thị trường ưu đãi và thuế suất đang giảm dần. Điều này đòi hỏi các mạng lưới vận chuyển và hạ tầng logistics hiện đại. Vì vậy, nâng cấp mạng giao thương vùng giữa các trung tâm logistics khu vực láng giềng như TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực ĐBSCL có thể giúp tăng xuất khẩu và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

 

Công nhân đóng gói sản phẩm dừa tươi chuẩn bị xuất khẩu.

 

EVFTA cũng giúp nâng cao năng lực quản lý. Chính phủ Việt Nam trong nhiều thập niên qua đạt được tiến bộ lớn trong việc tinh giản và hiện đại hóa thủ tục hải quan và quy trình xuất nhập khẩu. Tăng cường cải tiến ở lĩnh vực này sẽ khuyến khích gia tăng đầu tư nước ngoài (FDI) từ các công ty châu Âu và tăng kết nối các sản phẩm và dịch vụ của ĐBSCL vào thị trường quốc tế và thương mại toàn cầu.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cho hay, EVFTA cùng những hiệp định thương mại khác tạo những cơ hội mới cho Việt Nam trong bối cảnh mới. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không cố gắng thì các thị trường EVFTA và CPTPP cũng sẽ quên Việt Nam. Đây sẽ là một điều mất mát vì sự thay đổi từ Việt Nam và các thị trường đã gặp nhau, tạo ra những cơ hội và sự phát triển rất lớn để vươn lên. Việt Nam đi vào những thị trường dễ tính sẽ tự kiềm hãm mình ở mức thu nhập trung bình, nếu cứ tiếp tục làm gia công và các sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Đây là những lo lắng lớn nhất của tôi.

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top