Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần xác định rõ hóa chất trong các túi bọc nhằm tránh tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.
Việc sử dụng túi để bọc trái cây tránh bị sâu bệnh tấn công, nâng cao chất lượng trái cây thương phẩm là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm bao trái cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều này đặt ra yêu cầu, ngành chức năng và chính quyền địa phương cần kiểm tra, xác định rõ có hay không hóa chất trong các túi bọc nhằm tránh tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Đó cũng là cách thiết thực để đảm bảo sức khỏe cho người dân và nâng cao uy tín, thương hiệu của trái cây ĐBSCL.
Phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL phỏng vấn Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam về nội dung này.
PV: Thưa tiến sĩ, ông có thể cho biết tác dụng của việc sử dụng túi bọc trái cây?
TS Võ Hữu Thoại: Việc bọc trái cây, thứ nhất, chúng ta làm cho màu sắc của vỏ trái đẹp hơn; thứ hai, hạn chế sâu bệnh tấn công làm mất thẩm mỹ của trái; thứ ba, hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nó tích lũy trong trái cây của mình.
PV: Theo tiến sĩ, nhà vườn cần chọn túi bao trái cây như thế nào để đảm bảo chất lượng trái cây thương phẩm?
TS Võ Hữu Thoại: Hiện nay, Viện chưa có thiết bị để giám định chất lượng bao. Trong bao trái này, mình chỉ để bao ngoài nắng, hy vọng nó không sinh ra độc tố; thứ hai, những vật liệu làm túi bao trái này được sử dụng phổ biến rồi. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại bao trái theo khuyến cáo của nhà khoa học. Hiện nay, do có nhiều loại bao trái nên cần phải có cơ quan kiểm soát chất lượng bao trái đó để tránh trường hợp sử dụng những loại bao trái có thể gây độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
PV: Tiến sĩ có khuyến cáo gì với nhà vườn khi sử dụng túi bọc trái cây?
TS Võ Hữu Thoại: Hiện nay, tùy theo loại cây trồng để sử dụng bao trái thích hợp. Ví dụ, cây Xoài nên sử dụng loại bao trong, có thể nhìn thấy trái bên trong; hoặc một số bao màu cho chất lượng, màu sắc vỏ trái đẹp hơn, bắt mắt, thu hút người tiêu dùng. Một số trường hợp, bà con tái sử dụng bao, ví dụ như bà con nhúng bao trong thuốc bảo vệ thực vật thì có khả năng thuốc đó tồn lại, dính lên bao, truyền qua trái mà chúng ta bao. Vì vậy, bà con phải chú ý, nếu chúng ta tái sử dụng thì nên làm vệ sinh bao đó.
Để sử dụng bao trái đạt hiệu quả, thông thường, theo khuyến cáo, trước khi bao trái nên phun thuốc để đảm bảo bao không có côn trùng, sâu hại trên vỏ trái. Gngày thu hoạch, chúng ta phải mở bao ra để trái thể hiện màu sắc đặc trưng đẹp hơn.
PV: Xin trân trọng cảm ơn tiến sĩ./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…