Hiện, nhiều địa phương trên cả nước đang thắng lớn dưa hấu đầu mùa, khóm thơm, mận chín sớm...
Quảng Bình: Dưa hấu đầu mùa đạt năng suất cao
Những ngày này, tại xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch), bà con nô nức ra đồng thu hoạch dưa hấu. Đây là địa phương đầu tiên của huyện Bố Trạch bước vào mùa thu hoạch dưa hấu vụ đông - xuân.
Bà con Lý Trạch được mùa dưa
Vụ đông-xuân này, toàn xã Lý Trạch gieo trồng trên 150 ha dưa hấu. Giống dưa chủ yếu được bà con chọn là Hắc Mỹ Nhân với khả năng chịu nắng và cho năng suất cao. Dưa hấu Lý Trạch được thị trường rất ưa chuộng bởi chất lượng quả đều, chắc, nặng ký; vỏ dưa mỏng, màu đỏ tươi, ít hạt, nhiều nước và có vị ngọt đặc biệt.
Với những đặc điểm thuận lợi về thổ nhưỡng và thời tiết, sau 4 tháng trồng, nhiều diện tích dưa hấu của bà con đã đạt năng suất cao, từ 20-25 tấn/ha. Ở giai đoạn đầu vụ như hiện nay, giá dưa hấu được thu mua với mức dao động từ 6.000- 6.500 đồng/kg. Đây được coi là mức giá hợp lý cho người trồng dưa so với vài năm trở lại đây. Với mức giá này, sau khi trừ mọi chi phí, trung bình mỗi ha dưa hấu, bà con có thể thu lãi gần 80 triệu đồng.
Tiền Giang: Giá khóm tăng, nông dân Đồng Tháp Mười lãi lớn
Trong những ngày đầu tháng 5-2018, giá khóm tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) tăng mạnh, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nông dân địa phương.
Thương lái thu mua và chở khóm đi tiêu thụ tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch hội nông dân xã Thạnh Mỹ (Tân Phước), giá khóm thương lái hiện đang thu mua từ 5.000 đồng - 5.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với tháng 1-2018. Mới đây, gia đình ông vừa thu hoạch được 20 tấn quả, bán thu 110 triệu đồng.
Khóm là cây trồng chủ lực của huyện Tân Phước, đạt năng suất bình quân gần 20 tấn/ha và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nông dân có thu nhập khá, ổn định cuộc sống. Vì thế, với giá này, nông dân lãi khoảng 2.000 đồng/kg. Nếu thu hoạch đúng thời điểm này, mỗi héc ta khóm, bà con lãi ròng từ 40 triệu đồng trở lên nên nông dân rất phấn khởi.
Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, địa phương đã định hình được vùng chuyên canh khóm trên 16.000 ha. Từ đầu năm đến nay, nông dân đã thu hoạch được khoảng 5.000 ha, sản lượng gần 100.000 tấn quả cung ứng thị trường.
Lào Cai: Mận Bắc Hà chín sớm cho thu nhập 80triệu đồng/ha
Cây mận chín sớm có nhiều ưu điểm nổi trội, trồng năm thứ 3 cho thu nhập hơn 80 triệu đồng/ha.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức hội nghị đánh giá năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây mận chín sớm trồng khảo nghiệm tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà, thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai.
Trong quá trình nghiên cứu khảo nghiệm cây ăn quả tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà, năm 2014, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai chọn lọc được 1 cá thể mận chín sớm có nhiều ưu điểm nổi trội. Năm 2015, Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai đã giao Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà nhân giống để trồng khảo nghiệm với diện tích 0,1 ha/50 cây.
Các đại biểu tham quan mô hình trồng cây mận chín sớm.
Qua 3 năm trồng khảo nghiệm cho thấy, giống mận chín sớm sinh trưởng, phát triển phù hợp trong điều kiện sinh thái vùng trung huyện Bắc Hà, cây mận sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, năm thứ 3 đã cho năng suất khá cao (3,9kg quả/cây). Quả to, màu sắc quả hấp dẫn, chín sớm vào đầu tháng 5 (chín trước mận Tam hoa gần 1 tháng), nên có ưu thế về thị trường và góp phần rải vụ thu hoạch mận tại địa phương. Năng suất quả mận chín sớm đạt 1,95 tấn/ha, với giá bán từ 40.000 - 45.000 đồng/kg như hiện nay, cây mận chín sớm cho thu nhập 83,3 triệu đồng/ha.
Với khả năng sinh trưởng khỏe, tỷ lệ ra hoa đậu quả cao, dự kiến đây là giống có tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 25 - 30 kg/cây từ 6 tuổi trở lên (tương ứng năng suất 12 - 15 tấn/ha, thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha).
Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khảo nghiệm cây mận chín sớm tại các huyện có vùng sinh thái tương đồng, như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát và Sa Pa, nhằm đánh giá khả năng thích nghi, tính ổn định và khả năng cho năng suất, chất lượng, để sớm nhân rộng giống mận chín sớm ra đại trà;. Đồng thời làm cơ sở để nhân rộng giống, làm vườn giống gốc phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và mở rộng phạm vi khu vực hóa giống mận này tại các địa phương. Sở Khoa học – Công nghệ tạo điều kiện để Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tiến hành khảo nghiệm giống và hoàn thiện quy trình sản xuất giống; Xây dựng các mô hình trồng giống mận chín sớm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao gắn với du lịch sinh thái, nhằm quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. UBND các huyện, thành phố phối hợp với Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tiến hành khảo nghiệm và phát triển giống mận chín sớm để đánh giá khách quan khả năng thích ứng và cho năng suất, hiệu quả kinh tế của giống cây trồng này để khuyến cáo mở rộng mô hình ra đại trà.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…