Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 5 năm 2022 | 10:39

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 sẽ bắt đầu từ ngày 28/5 tại Sơn La

Theo thông báo của UBND tỉnh Sơn La, thời gian tổ chức Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La được điều chỉnh lại; bắt đầu từ ngày 28/5 đến ngày 1/6 (thay vì từ ngày 21 đến 25/5 như dự kiến).

trai-cay11.jpg
Nông dân Sơn La sẵn sàng tham gia Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam.

 

 

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động, như: Triển lãm “Con đường nông sản”, “Nông sản Việt và sản phẩm OCOP – vươn ra thế giới”; “Thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam”; Ngày hội hàng Việt tại Tây Bắc; Không gian văn hóa “Ẩm thực Tây Bắc”; thi tạo hình nghệ thuật từ hoa và trái cây; thi món ngon chế biến từ trái cây; thi ảnh đẹp về trái cây; Hội nghị kết nối tiêu thụ, xuất khẩu xoài và nông sản tỉnh Sơn La năm 2022…

Trong chuỗi sự kiện còn có các hoạt động: Gian hàng trực tuyến tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử POSTMART; Hội thảo “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực trạng và giải pháp”. Ngoài ra, còn diễn ra một số hoạt động khởi công, khánh thành một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La...

Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam từ 20h00, ngày 28/5 tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La./.

Lê Hạnh/VOV
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Cách trung tâm huyện Bắc Hà (Lào Cai) gần 30km, xã Cốc Lầu là nơi sinh sống của 10 dân tộc trên 7 thôn bản.

  • Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

  • Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh từng bước chinh phục thị trường

    Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh từng bước chinh phục thị trường

    Với phương châm “Lấy chất lượng làm nên thương hiệu”, năm 2023, các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó lưu ý không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng, hướng đến chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

  • Hà Nam chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    Hà Nam chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Công văn số 2256/UBND-NNTNMT về việc tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Top