Công ty FrieslandCampina Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền vững” tại buổi lễ trao giải Doanh Nghiệp Hà Lan – Bỉ - Luxembourg (BeNeLux Business Award) lần thứ 2 năm 2016.
Giải thưởng Doanh Nnhiệp Hà Lan – Bỉ – Luxembourg là giải thưởng uy tín dành cho các doanh nghiệp của ba nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg được tổ chức bởi Hiệp hội các doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV) và Hiệp hội các doanh nghiệp vương quốc Bỉ - Luxemburg tại Việt Nam (BeluxCham). Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, Giải thưởng Doanh nghiệp Hà Lan – Bỉ – Luxembourg nhằm mục đích tôn vinh và khuyến khích những cá nhân, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc nổi bật tại địa phương tiếp tục phát triển và thúc đẩy hợp tác đa phương.
Cá nhân và tổ chức nhận giải thưởng của Hội doanh nghiệp Hà Lan - Bỉ - Luxembourg
Giải thưởng cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo chia sẻ kinh nghiệm quản lý cũng như thành công của mình tại địa phương, cũng như thông tin về công nghệ tiên tiến và những sáng kiến có ý nghĩa không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả cộng đồng và môi trường sống.
Chia sẻ về giải thưởng đã đạt được, ông Arnoud van den Berg, Tổng giám đốc FrieslandCampina Việt Nam, cho biết: “Ngay từ khi thiết lập các hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam luôn chú trọng phát triển bền vững trong mọi hoạt động, từ sản xuất những sản phẩm chất lượng cao bằng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đến các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, người nông dân, cộng đồng và xã hội.”
Tổng Giám Đốc FrieslandCampina VN nhận giải thưởng Phát triển bền vững
Với mục tiêu trên, các nhà máy của FrieslandCampina Việt Nam tại Bình Dương và Hà Nam đã được công ty xây dựng với trang thiết bị và hệ thống quản lý hiện đại gần như tự động hoàn toàn, có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, sự phát triển bền vững không chỉ tập trung cho các hoạt động kinh doanh mà còn dành cho cộng đồng nơi mà FrieslandCampina đang gắn bó thông qua các Chương trình phát triển ngành sữa, Chương trình Khuyến học Đèn Đom Đóm và các hoạt động nghiên cứu và giáo dục về dinh dưỡng.
Trong đó, nổi bật nhất là chương trình phát triển ngành sữa. Với những nỗ lực được kiến tạo không ngừng nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa vận hành việc kinh doanh một cách tối ưu, đem lại sản lượng cao và kiểm soát chất lượng hiệu quả.
Phương pháp 3 Tiếp cận (Tiếp cận tri thức, Tiếp cận tài chính, Tiếp cận thị trường) đem lại cho nông dân (đa số là các hộ gia đình nhỏ) sự hỗ trợ cần thiết để họ có thể biến đàn bò nhỏ (ít hơn 5 con) thành mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững và có tính cạnh tranh.
Điều này giúp thay đổi cuộc sống của người nông dân và bộ mặt của vùng nông thôn cũng như giúp FrieslandCampina Việt Nam đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao để cho ra những sản phẩm với giá trị dinh dưỡng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng.
Hà Nam
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…