Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 1 năm 2021 | 9:54

Gặp người khôi phục giống lúa cổ xuất sắc ở Lạng Sơn

Vài năm trở lại đây, nhờ đồng sức, đồng lòng cao, các thành viên HTX Tràng Định (Lạng Sơn), đã khôi phục thành công nhiều giống lúa cổ có giá trị cao.

Ông Hoàng Văn Hải, dân tộc Nùng, Giám đốc HTX Nông sản sạch Tràng Định (Lạng Sơn), cho biết, ông thành lập HTX năm 2017, với 16 thành viên. Chuyên khôi phục, sản xuất, kinh doanh các giống lúa bản địa của bà con vùng cao Lạng Sơn như: Khẩu lùm pua, khẩu nu cằn, khẩu Slai mai, khẩu slin păn; bao thai hồng; nếp ong vàng… là những giống lúa cổ của bà con vùng cao Lạng Sơn từ bao đời nay.

 

img-44621.JPG

 Sản phẩm lúa nếp ong vàng của HTX nông sản sạch Tràng Định

 

Khởi đầu, lúc thành lập HTX, bà con phải chia nhau đi tìm để khôi phục lại những giống lúa trên, đó là những giống lúa đã vắng bóng trên thị trường 30 – 40 năm nay. Rất may, một số bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa, vẫn còn giữ được ít nhiều, cứ như vậy, các thành viên HTX từng bước khôi phục đến ngày nay.

Đây không chỉ là những giống lúa cổ đơn thuần, có sức chống chịu với thiên nhiên miền núi cao khắc nghiệt, mà còn là những giống lúa có chất lượng gạo tốt, thơm ngon.

Ví như, Khẩu lùm pua (cơm ăn quên chồng) một thứ gạo rất ngon của bà con vùng cao núi đá. Chuyện kể lại, người vợ nấu cơm xong chờ chồng, trong lúc chờ, ăn thử 1 tý, đến khi ăn hết nồi cơm chồng vẫn chưa về. Tính đến nay, sau gần 3 năm, HTX đã khôi phục được 110 ha các loại lúa bản địa quý hiếm, trong đó có: 20 ha khẩu lùm pua; 60 ha bao thai hồng; 30 ha bao thai trắng; 10 ha nếp ong vàng; đồng thời, sản xuất thêm 10 ha giống lúa Nhật Bản J03.

 

img-4460.JPGGian hàng phân phối sản phẩm của HTX Tràng Định tại Lạng Sơn.

 

Đó là những giống gạo đặc sản của Lạng Sơn, thời bao cấp, khi cán bộ miền xuôi lên công tác, thường đem về 2 loại gạo là bao thai hồng và nếp ong vàng để làm quà.

“Hiện, HTX Tràng Định đã có 45 ha gạo VietGAP, bao gồm bao thai hồng (26.000 đồng/kg); bao thai trắng (18.000 đồng/kg); khẩu lụm pua (tẻ nương: 40.000 đồng/kg) tại Lạng Sơn.  

Trong đó: Các loại gạo đã đạt OCOP 3 sao; riêng nếp ong vàng OCOP 4 sao. Để bà con tiện việc mua bán, HTX đã có cửa hàng phân phối tại Số 12 Đường Thành, Phường Chi Lăng (T.p Lạng Sơn) – ông Hải cho biết thêm.  

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top