Dù nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất kéo dài nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao.
Để giữ vững giá trị gạo Việt Nam trong xuất khẩu, cơ cấu gạo chất lượng cao vẫn chiếm chủ yếu, gạo thường không quá 20% trong xuất khẩu. Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 861.000 tấn gạo với 419 triệu USD, tăng 17% về khối lượng và 34% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Philippines là thị trường đứng đầu nhập khẩu gạo Việt Nam với thị phần 26,9%. Trung Quốc đứng thứ hai với 23,5% thị phần.
Đặc biệt, tình hình xuất khẩu gạo rất tốt và giá gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan. Giá gạo trong đợt xuất khẩu đầu năm 2018 đạt 475 USD/tấn, dự báo năm 2018, Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo.
Trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp cho những thị trường trung tính và thấp. Tuy nhiên, từ năm 2017 và định hướng xuất khẩu gạo lâu dài, tỷ trọng gạo ngon, gạo thơm trong xuất khẩu sẽ là trọng yếu, tăng lên đến 81%. Hiện, Việt Nam sẽ không mở rộng diện tích trồng loại lúa phầm cấp thấp này mà đi theo định hướng, xuất khẩu gạo phẩm cấp cao.
2 tháng, xuất khẩu cả nước đem về 33,6 tỷ USD
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2018 ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 2 tháng, xuất khẩu đem về 33,6 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 9,6 tỷ USD.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn đóng góp nhiều nhất cho kim ngạch chung với kết quả xuất khẩu 2 tháng ước đạt 27,8 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ. Xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 41,7%, tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 3,97 tỷ USD, tăng 19,2%.
Ngoài ra, xuất khẩu giầy dép các loại cũng đem về 2,3 tỷ USD, tăng 11,9% và xuất khổ gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ.
Trong tháng 2/2018, do thời gian nghỉ Tết kéo dài nên kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản giảm khá mạnh, ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 42% so với tháng 1/2018 và giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, xuất khẩu nhóm nhiên liệu và khoáng sản cũng giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu của nhóm ước đạt 632 triệu USD.
Thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu đạt 6,2 tỷ USD, tăng 64,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo đó là Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…