Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 3 năm 2020 | 10:16

Giá hồ tiêu Phú Quốc giảm sâu, nhiều nông dân bỏ nghề

Nông dân trồng tiêu không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất nên nhiều gia đình bỏ nghề trồng tiêu, giảm diện tích vườn tiêu.

ho-tieu.jpg

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

 

Hiện nay, hạt tiêu đen trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giảm giá sâu, nông dân sản xuất không có lãi. Nghề truyền thống này ở đảo ngọc Phú Quốc trước nguy cơ bị mai một.

Ông Nguyễn Văn Hiếu ở ấp Khu Tượng, xã Cửa Dương trồng hồ tiêu hơn 30 năm qua cho biết, gia đình ông trước đây trồng hơn 4.200 bụi tiêu, sản lượng trên 8 tấn/năm. Trước đó, vào mùa thu hoạch, giá hạt tiêu đen thương lái mua dao động từ 120.000-130.000 đồng/kg, nông dân phấn khởi, kinh tế gia đình phát triển nhờ cây hồ tiêu.

Thế nhưng, khoảng 3-4 năm trở lại đây, tiêu hạt rơi vào tình trạng rớt giá và hiện nay chỉ ở mức từ 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân trồng tiêu không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất nên nhiều gia đình bỏ nghề trồng tiêu, giảm diện tích vườn tiêu chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác có lợi hơn.

Hiện nay, gia đình ông Hiếu cũng giảm diện tích vườn tiêu, hiện còn trồng khoảng 3.500 bụi tiêu, năm 2019 sản lượng thu hoạch 4 tấn, trừ chi phí sản xuất thua lỗ hơn 100 triệu đồng.

Tương tự, bà Trần Thị Thảo ở ấp Suối Cát, xã Cửa Dương cho hay, trước đây bà trồng khoảng 3.000 bụi tiêu, thu hoạch mỗi năm gần 3 tấn tiêu hạt, nhưng hiện nay vườn tiêu giảm còn 1.500 bụi, thu hoạch trên dưới 1 tấn tiêu hạt/năm.

Bà Thảo cho biết: “Nguyên nhân gia đình giảm diện tích trồng tiêu do giá tiêu hạt mấy năm nay xuống thấp, năng suất giảm, sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ nên không trồng mới. Hiện, giá tiêu trên dưới 45.000 đồng/kg, không có nhân công thuê mướn nên chi phí cho thu hái tiêu khá cao, nhà vườn không còn lợi nhuận.”

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Phú Quốc đề ra mục tiêu đến năm 2020, giữ ổn định diện tích hồ tiêu 500 ha phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên, diện tích hồ tiêu trên đảo hiện nay chỉ hơn 300 ha, nằm rải rác ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn, một phần trên địa bàn 2 xã Bãi Thơm và Dương Tơ, năng suất giảm còn khoảng 1 tấn tiêu hạt/ha.

Ông Lê Thanh Huy, Chủ tịch Hội nông dân xã Cửa Dương kiến nghị, các ngành chức năng huyện Phú Quốc cần sớm quy hoạch lại các vùng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn cho phù hợp, nhất là đầu tư phát triển có chiều sâu những vườn hồ tiêu sinh thái phục vụ du khách tham quan, du lịch.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trên cơ sở liên kết, ký kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm tiêu hạt, đầu ra ổn định, giá cả hợp lý từ đó nông dân trồng tiêu mới an tâm đầu tư phát triển.

Ông Lê Thanh Huy khuyến cáo, trong tình hình giá tiêu giảm thấp như hiện nay, bà con cần trữ lại chờ giá lên hoặc chế biến tiêu chín, tiêu sọ và những sản phẩm làm từ hồ tiêu để bán cho khách du lịch, nhằm tăng lên giá trị kinh tế của hạt tiêu. Được vậy, mới mong giữ vững và phát triển tốt đặc sản hồ tiêu truyền thống của đảo ngọc Phú Quốc.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top