Mặc dù Gia Lai được đánh giá là vùng “đất vàng” để phát triển dược liệu chất lượng cao, song, tiềm năng này vẫn chưa được đánh thức.
Từ thực tế trên, Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Quang Minh, Thị trấn Chư Sê (Gia Lai) đã trồng thử nghiệm các loại thảo dược theo quy mô trang trại và mở ra nhiều triển vọng.
Ông Thắng bên vườn hà thủ ô đỏ đang sinh trưởng
Đối lập với tiết trời tháng 4 nắng như đổ lửa, là những hàng dược liệu xanh thắm, trải rộng trên diện tích khoảng 30 ha ở xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê.
Theo ông Đoàn Mạnh Thắng-Trưởng bộ phận kỹ thuật của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Quang Minh, năm 2017, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê, có chủ trương cho trồng xen canh cây dược liệu trong vườn cao su tái canh, khoảng cách trồng 15 m.
Nhận thấy, đây là điều kiện phù hợp với HTX, nên ông đã quyết định thuê 100 ha đất của Công ty Cao su trong 26 năm.
“Chúng tôi đã nghĩ đến việc trồng dược liệu công nghệ cao, vì nếu đầu tư cây nông nghiệp, hiệu quả sẽ thấp. Sau khi nghiên cứu các địa phương trồng dược liệu ở xã Sìn Hồ, Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), một số huyện thuộc Yên Bái và Lâm Đồng, chúng tôi đã chọn một số thảo dược phù hợp, và trồng thử nghiệm 5 ha tại xã Ia Kênh (TP. Pleiku) vào cuối năm 2017”-ông Thắng cho biết.
Sau 1 năm theo dõi, thấy cây dược liệu tương đối ổn định, tạo được củ có dược chất rất cao. Cuối năm 2018, HTX bắt đầu trồng xen canh đồng loạt cây dược liệu, trong vườn cao su tái canh, và quyết tâm xuống giống 40 ha vào cuối năm 2019.
Hiện, HTX đã trồng được gần 70% diện tích, khoảng 30 ha, gồm: 12 ha hà thủ ô đỏ, 5 ha đương quy, 3 ha độc hoạt, 9 ha đinh lăng nếp (lá nhỏ), 1,5 ha cà gai leo… với chi phí hơn 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, HTX đang chuẩn bị xuống giống 4 ha đẳng sâm (sâm dây Ngọc Linh), 8 ha lộ đẳng sâm (Trung Quốc) và trồng thử nghiệm 0,5 ha xuyên khung.
Dự kiến, tháng 9 tới, HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Quang Minh sẽ phối hợp với huyện Chư Sê, liên kết chuỗi sản xuất dược liệu với khoảng 10-15 hộ dân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Hồng Hà, Bí thư Huyện ủy Chư Sê-cho hay: Huyện đánh giá rất cao việc trồng cây dược liệu công nghệ cao. Vì thế, địa phương đang có kế hoạch lấy mô hình của HTX Quang Minh làm “bà đỡ”, để giúp nhân dân trên địa bàn chuyển sang trồng cây dược liệu, thay thế hồ tiêu bị chết, hoặc cây trồng kém hiệu quả.
Hiện, đầu ra của cây dược liệu trên địa bàn, đều được các hãng dược phẩm lớn trong nước bao tiêu. Sản phẩm dược liệu sau sơ chế, sẽ bảo quản được lâu dài, và tránh được rủi ro.
Đắk Lắk: Nguy cơ tuyệt chủng những loài lan rừng quý hiếm
Thú chơi lan rừng ngày càng được nhiều người theo đuổi. Vì vậy, dân tình “thổ địa” vùng sơn cước, sở hữu nhiều loài lan quý, đã trèo đèo, lội suối lấy về, bán cho thương lái, sau đó phân phối đi khắp nơi, nhất là TP. Buôn Ma Thuột.
Tại ngã 3 đường Phan Đình Giót – Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, được giới chơi lan biết đến như một “chợ lan rừng”. Hằng ngày, chợ lan bày bán hàng chục loại lan rừng, trong đó, nhiều loài được đánh giá là quý hiếm như: Hoàng nhạn, Giả hạt, Nghênh xuân, Long tu, Kim điệp, Thủy tiên… vốn rất được dân chơi lan yêu chuộng.
Giá cả tùy loại, tùy chất lượng của từng cá thể giống lan. Một chị chuyên bán lan rừng, cho hay, thường thì bán theo giò (bụi lan), hoặc cân lên để tính tiền, giá cả dao động từ vài chục nghìn, đến cả triệu đồng/kg.
Do lượng hàng mua bán ngày một tăng, nên việc săn tìm và khai thác lan rừng tự nhiên trên địa bàn Đắk Lắk cũng trở nên sôi động hơn. Những địa danh như Buôn Đôn, Buôn Ya Wầm (huyện Cư M’gar), Cư Yang Sin, Cư Yang Hanh (huyện Krông Bông), Nam Ka, Krông Nô (huyện Lắk), Ea Sô (huyện Ea Kar) cho đến vùng rừng Chư Pah, Hòn Vọng Phu (huyện Ea H’leo)... không khi nào vắng bóng người sục sạo tìm lan.
Anh Y Bih Kbuôr, buôn Ky, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, chia sẻ: Ngày trước, chỉ mất 1-2 ngày vào rừng Yok Đôn là kiếm được một bao tải lan. Nay phải đi xa hơn, mất nhiều ngày hơn mới có vài giò, hoặc năm bảy ký lan (nhánh) về bán cho chủ vựa.
Thậm chí, có những chuyến đi không được một nhánh nào, vì người “ăn lan” nhiều quá. Tình trạng này kéo dài thêm một thời gian nữa, rừng sẽ không còn lan, và nguy cơ tuyệt chủng một số loài lan bản địa, quý hiếm, hoàn toàn có thể xảy ra .
Vậy, cơ quan, đơn vị chức năng nào có trách nhiệm trước cảnh báo trên? Đến nay, vẫn chưa có ai lên tiếng, tình trạng khai thác bừa bãi, vô tội vạ lan rừng vẫn cứ diễn ra.
Quần thể thực vật này đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng, khiến tài nguyên rừng, trong đó có các loài lan, suy giảm nhanh chóng, cả về cá thể gen, lẫn tính chất đa dạng sinh học trong rừng Đắk Lắk.
Câu hỏi đi về đâu những loài lan rừng quý hiếm ở đây? Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ các cơ quan, đơn vị hữu trách.
Quảng Phú: Tận dụng đất xấu trồng dâu nuôi tằm thu lãi cao
Tận dụng lợi thế đất đai, khí hậu, người dân xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đang phát triển mạnh nghề trồng dâu, nuôi tằm; góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Người dân Quảng Phú nâng cao thu nhập từ trồng dâu/tằm
Trồng dâu, nuôi tằm hơn 10 năm nay, bà Võ Thị Bình, trú tại thôn Phú Hưng, xã Quảng Phú vừa có thâm niên, vừa trải qua nhiều "thăng trầm" với nghề, chia sẻ: nuôi tằm như "nuôi con mọn", công việc không nặng nhọc, nhưng vất vả vì phải thức khuya dậy sớm.
Tuy nhiên, gần đây, kén được giá, có người thu mua và cung cấp giống chất lượng nên người nuôi tằm khấm khá lên.
Bà Bình có 5 sào trồng dâu. Từ việc tận dụng một khoảng trống trong nhà để nuôi tằm ban đầu, đến nay bà đã xây một khu vực riêng, với diện tích hơn 50m2 để nuôi tằm.
Hiện, bà đang chăm sóc hơn 10 nong tằm, với số tằm này, sau 15 ngày sẽ thu khoảng 45 kg kén, với giá bán 140 ngàn đồng/kg, thu được khoảng 6,3 triệu đồng.
Tương tự, ông Trần Văn Dinh, thôn Phú Hòa có 3 sào dâu, mỗi sào cho thu hoạch 1,8 - 2 tấn lá mỗi đợt. Mỗi năm nuôi khoảng 14 - 16 đợt tằm, mỗi đợt 60 - 80 kg kén. Giá bán 140 - 180 ngàn đồng/kg, mỗi năm thu khoảng 140 triệu đồng trừ chi phí.
Điều đáng nói là, hầu hết diện tích trồng dâu đều là đất tận dụng, dọc bờ ao, sông, suối, trồng xen trong vườn cây khác. "Trước đây, nghề trồng dâu nuôi tằm vất vả, giá thấp, đầu ra không ổn định, nên người dân bỏ bê. Song, hiện nay đang là nghề được nhiều người lựa chọn, vì cho thu nhập cao, tương đối ổn định so với nhiều cây khác" -Ông Dinh chia sẻ.
Hiện, Quảng Phú có khoảng 40 ha dâu, trồng xen và trồng thuần giống dâu siêu lá, năng suất 18 - 21 tấn lá/ha, nhờ đó sản lượng, chất lượng kén được nâng lên.
Ngoài ra, tằm có chu kỳ nuôi ngắn, chỉ 15 ngày từ khi nhập giống là có thể xuất bản kén, nên phù hợp đồng vốn người dân.
Lâm Hà: Giá ớt giảm mạnh
Hiện, ớt sừng ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà (Lâm Đồng) đang giảm mạnh.
Với giá ớt như hiện nay, người dân lỗ 10 – 15 triệu đồng/sào
Từ tháng 2 - 4/2019, ớt sừng tại vườn tăng vọt lên 30.000 ngàn đồng/kg ớt tươi.
Song, nay chỉ còn khoảng 16.000 đồng/kg, với giá này, bình quân 1 sào ớt lỗ 10-15 triệu đồng. Trong khi, thương lái thu mua 5.500 - 6.500 đồng/kg tại vườn, giảm 50% so 2-3 tháng trước.
Với giá này chỉ đủ tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc mất trắng.
Nguyên nhân do ớt trồng tại các tỉnh phía Nam liên tục tăng, khiến cung vượt cầu, nếu Trung Quốc ngừng mua giá ớt sẽ còn “lao dốc”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…