Thanh long chính vụ ở tỉnh Bình Thuận đã tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm giá, đang được thương lái thu mua với giá từ 8.000 - 12.000 đồng/kg.
Những ngày qua, sau khi nắm được thông tin hàng trăm container chở thanh long qua cửa khẩu bị đình trệ, cơ quan quản lý thương mại tỉnh Bình Thuận đã liên hệ với bên cửa khẩu để hỗ trợ giải quyết. Đến nay tình hình cơ bản đã ổn định.
Ông Đỗ Minh Kính, Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận cho biết, việc ách tắc vừa qua chỉ là trục trặc về mặt kỹ thuật thông quan điện tử: Do bị trục trặc về cách thông quan, hiện tại đã thông quan nhưng tốc độ chậm hơn so với thông quan điện tử.
Nông dân Bình Thuận đang thu hoạch thanh long hàng mùa. |
Hai hôm nay, sau khi cửa khẩu thông quan trở lại bình thường, giá thanh long đã nhích lên. Bà Cao Thị Minh Loan, chủ vựa thanh long Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, vựa của bà hiện đang thu mua với mức giá từ 8.000- 10.000 đồng/kg đối với hàng đẹp. Còn hàng chong điện đẹp hơn có giá 12.000 đồng/kg.
“Mức giá này cũng ổn hơn so với những năm trước. Hàng mùa giá như vậy là được, còn hàng xấu là do bị nấm bệnh nên giá thấp”, bà Loan nói.
Tuần trước, hàng trăm container thanh long từ Bình Thuận xuất khẩu qua biên giới phía Bắc bị ùn ứ, khiến giá thanh long rớt xuống ở mức từ 5.000- 7.000 đồng/kg. Theo các nhà vườn trồng thanh long ở Bình Thuận, nếu không bị sâu bệnh, hàng chong đèn phải có giá từ 12.000 đồng trở lên, còn hàng mùa giá từ 8.000 đồng/kg trở lên nông dân mới có lãi.
Hàng mùa có giá 8.000 đồng trở lên, người trồng thanh long mới có lãi. |
Ông Nguyễn Văn Công, nông dân trồng thanh long ở xã Tiến lợi, TP Phan Thiết nói: “Khoảng từ 8.000- 10.000 đồng/kg mới có lãi, vì phải tốn chi phí phân thuốc. Chủ yếu là lao động gia đình, nếu đi thuê nữa là hết lãi”.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 30.000ha thanh long, chiếm diện tích lớn nhất cả nước. Sản lượng đạt trên 550.000 tấn/năm, chủ yếu được xuất khẩu qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Một số ít xuất khẩu qua các thị trường khó tính như: Mỹ, Canada, Đức, Australia, Nhật, Hàn Quốc, Dubai, Saudi Arabia… Nhiều năm nay, đây là loại cây trồng chủ lực giúp nông dân Bình Thuận thoát nghèo, vươn lên khấm khá./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.