Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 29 tháng 12 năm 2019 | 10:18

Giá thịt lợn đã chững và bắt đầu xu hướng giảm

Giá thịt lợn giảm khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá thấp nhất là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên từ 82.000 - 83.000 đồng/kg.

Tại miền Bắc giá thịt lợn tiếp tục giảm nhẹ, tại Hưng Yên thịt lợn giảm 1.000 đồng/kg xuống 94.000 đồng/kg, Hà Nam giá từ 92.000 - 93.000 đồng/kg. Các địa phương Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Tuyên Quang, Sơn La… phổ biến 90.000 - 93.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá thịt lợn khu vực miền Bắc vẫn ở mức cao nhất cả nước.

Sở Công thương Hà Nội cho biết dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng số thịt lợn vẫn có thể thiếu khoảng 4.000 tấn trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Hà Nội đã lên kế hoạch nhập thịt tại các vùng lân cận để phục vụ người dân.

gia thit lon da chung va bat dau xu huong giam hinh 1

Giá thịt lợn đã chững và bắt đầu xu hướng giảm.

 

Tại miền Trung, Tây Nguyên giá thịt lợn dao động 82.000 - 92.000 đồng/kg. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng có giá cao nhất, đạt khoảng 90.000 - 92.000 đồng/kg. Khu vực có giá thấp nhất là tại Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk 82.000 - 83.000 đồng/kg. 

Tại miền Nam, giá thịt lợn bắt đầu giảm trên diện rộng, tại An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống 88.000 đồng/kg. Các địa phương như: TPHCM, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai… dao động 94.000 - 96.000 đồng/kg.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, doanh nghiệp là “hạt nhân” dẫn dắt trong tái đàn chăn nuôi an toàn. Bộ trưởng cũng yêu cầu, hiện nay nguồn lợn thương phẩm ở khu vực này rất lớn vì vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm tham gia và đưa ra thị trường với giá hợp lý nhất, bởi có như vậy mới bảo vệ được thị trường cùng với người dân về lâu dài.

“Trong tái đàn phải cung ứng những sản phẩm tốt nhất, đặc biệt là trong kỹ thuật về an toàn sinh học, phổ biến đến bà con chăn nuôi, những điểm vệ tinh của các công ty, kể cả những điểm mua giống của các doanh nghiệp với trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước ở địa điểm đó” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói./.

 

 

Phương Hoài
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top