Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 11 tháng 7 năm 2018 | 10:43

Giá tôm thẻ chân trắng tăng trở lại, thêm 20.000 đồng/kg

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, hiện giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đang tăng trở lại sau những tháng giảm giá kể từ đầu năm nay.

 

Kiểm tra chất lượng tôm trong ao nuôi. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)



Ông Nguyễn Thanh Phong, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đang nuôi 6.000m2 mặt nước tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh cho biết giá tôm thẻ chân trắng đang dao động 80.000-85.000 đồng/kg, loại 100 con/kg. Đây là mức giá cao hơn khoảng 20.000 đồng/kg so với giá trung bình từ đầu năm đến cuối tháng Sáu vừa qua. 

Các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chia sẻ, dù giá tăng trở lại nhưng người nuôi thẻ chân trắng vẫn không có lãi bởi giá bán hiện tại tương đương với giá thành sản xuất. Mặt khác, thời điểm này, hầu hết các ao tôm chỉ mới thả được từ 2-2,5 tháng nên kích cỡ hầu hết các ao chưa đạt loại 100 con/kg. 

Ngoài ra, nếu so với giá bán cùng thời điểm năm ngoái thì giá hiện vẫn thấp hơn khoảng 20.000 đồng/kg. 

Theo nhận định của các doanh nghiệp và ngành chức năng, do nhu cầu tại thị trường Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm, tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch gặp khó khăn. 

Tuy nhiên, theo dự báo, đến tháng Tám hoặc tháng Chín, giá tôm thẻ chân trắng sẽ tăng khoảng 20% so với mức giá thấp nhất trong tháng Sáu. 

Ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, cho biết từ đầu năm đến nay, nông dân ở các địa phương ven biển trong tỉnh đã thả nuôi khoảng 5.098ha tôm thẻ chân trắng, tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh là 4.456 ha.

Sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng thu hoạch đạt gần 17.000 tấn, tăng gần 1.700 tấn so với cùng kỳ năm trước./.
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.

  • Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

Top