Sau gần 3 tháng sụt giảm liên tục, giá tôm thẻ chân trắng đang tăng trở lại, người nuôi tôm bắt đầu có lãi nếu vụ nuôi thuận lợi.
Hiện, tôm thẻ chân trắng có giá hơn 80.000 đồng/kg đối với tôm loại 100 con/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Với mức giá này, bình quân nông dân có lãi từ 5.000-10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá tôm thẻ hiện nay vẫn thấp hơn so với giá cùng kỳ năm ngoái từ 25.000-35.000 đồng/kg, khiến người nuôi tôm chưa mạnh dạn đầu tư tái vụ.
Ông Phan Quốc Thái, ở xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, một trong những địa phương có diện tích chuyên canh tôm thẻ tăng mạnh cho biết: “Con tôm thì rẻ nhưng thức ăn, thuốc thủy sản lại đắc. So với cùng kỳ năm ngoái, mỗi ký tôm nông dân mất từ 30.000-35.000 đồng. Vừa rồi thu hoạch xấp xỉ 18 tấn, nếu so với giá trước đây gia đình bị thất thu từ 600 đến 700 triệu đồng”.
Theo các doanh nghiệp và ngành chức năng, tôm thẻ chân trắng trong nước hiện đang chịu sự cạnh tranh giá tôm từ các nước trong khu vực. Trong khi đó, phong trào nuôi tôm thẻ đang phát triển mạnh ở ĐBSCL, hàng loạt hộ dân chuyển từ tôm sú sang tôm thẻ, số lượng tăng mạnh nên cung vượt cầu.
Ngoài ra, nhu cầu tại Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm dẫn đến lượng tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch giảm. Tuy nhiên, theo dự báo, đến tháng 8, tháng 9, giá tôm thẻ sẽ tăng khoảng 20% so với mức giá thấp nhất trong tháng 6. Đặc biệt tôm được truy xuất nguồn gốc, không nhiễm kháng sinh được thu mua với mức giá giá cao nhất./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…