Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 6 năm 2020 | 11:16

Giá trị tạo nên thương hiệu

Về thăm mô hình làm nước mắm truyền thống của ông Nguyễn Chí Thanh ở xóm Hải Đông, xã Diễn Bích (Diễn Châu, Nghệ An) mới đượm hết được giá trị để tạo nên thương hiệu.

Giữa cái nắng như thiêu như đốt của miền Trung, gió Lào phả liên hồi vào từng bể cá cơm làm dậy lên một mùi rất riêng biệt. Ngay từ đầu làng, cái mùi đặc trưng của miền quê nơi này khiến người đến thăm rất khó quên - mùi nước mắm – mùi của biển.

Nhắc đến nước mắm truyền thống thì phải nhắc tới phương pháp ủ chượp, gài nén, không sử dụng chất bảo quản. Sau 12 tháng được ủ chín, đảo náo thường xuyên sẽ cho ra những giọt nước mắm sóng sánh, màu vàng cánh gián, thơm đậm đà.

 

20200625_111130.jpgNhững giọt nước mắm sóng sánh, màu vàng cánh gián, thơm đậm đà.

Gặp người làm nên những giá trị truyền thống – nước mắm, ông Nguyễn Chí Thanh hồ hởi kể: “Từ xưa đến nay, người dân nơi đây sống chủ yếu nhờ vào đánh bắt hải sản và sản xuất muối, cứ thế nghề chế biến nước mắm theo đà đó hình thành và phát triển”. Để làm ra được những giọt nước mắm vàng óng, thơm lừng ấy thì khâu chọn cá rất quan trọng. Và cá dùng để làm mắm mà người dân Diễn Bích ưa chuộng chủ yếu là cá cơm (cá trỏng).

 

20200625_111228.jpgÔng Nguyễn Chí Thanh hồ hởi: “Từ xưa đến nay người dân nơi đây sống chủ yếu nhờ vào đánh bắt hải sản và sản xuất muối, cứ thế nghề chế biến nước mắm theo đà đó hình thành và phát triển”.

Gắn bó với nghề nước mắm gần nửa đời người, ông Thanh trải lòng: “Nghề này tưởng chừng đơn giản nhưng kì công, sự tỉ mỉ chịu khó, ngay từ việc chọn nguyên liệu đến xử lý độ mặn kéo rút sao cho đạt chất lượng. Vào vụ chính của nghề đánh bắt cá, những mẻ cá cơm béo ngậy, chất lượng được ngư dân phân loại, chọn riêng để chượp. Muối để làm mắm phải được sản xuất từ 3 tháng trở lên, muối càng để lâu càng tốt”.

Từ những con cá cơm tươi ngon, trộn cá - muối theo tỷ lệ 1/5 (1 muối, 5 cá) đảo đều rồi cho vào chượp, sau đó rắc thêm một lớp muối mỏng lát vỉ nứa lên trên, lấy đá đè và đậy nắp ô bể. Trong tháng đầu, ngày nào cũng phải đảo náo. Sau đó thì một tuần đảo một lần cho nước trong. Tuyệt đối tránh nước mưa chảy vào nếu không mắm sẽ có mùi, mất ngon. Thời gian ngâm ủ kéo dài khoảng 12 tháng.

 

20200625_111102.jpg
Từ những con cá cơm tươi ngon, trộn cá - muối theo tỷ lệ 1/5 (1 muối, 5 cá) đảo đều rồi cho vào chượp, sau đó rắc thêm một lớp muối mỏng lát vỉ nứa lên trên, lấy đá đè và đậy nắp ô bể.

Trong thời gian ngâm ủ, nước đầu nỏ chảy ra, gọi là nước mắm cốt. Ngoài nước mắm cốt còn có nước mắm loại 1, loại 2, loại 3…, xác cá để phục vụ cho chăn nuôi. Ông Thanh cho hay, 1 tấn cá sau khi ủ chượp, trải qua các công đoạn thì lấy được 350 lít nước mắm đặc sản. Nước cốt ngon phải có từ 30 độ đạm trở lên, màu vàng rơm, hương vị thơm ngon, giá bán khoảng 100.000 nghìn/lít. Loại 2 có giá khoảng 80 nghìn/lít.

 

20200625_110959.jpg
Ngoài đăng ký thương hiệu nước mắm Vạn phần Thanh Minh, ông còn được đề xuất phong tặng nghệ nhân làng nghề. Rồi đây, những giọt nước mắm thơm ngon từ quê biển Diễn Bích sẽ khẳng định thương hiệu trên thị trường, là gia vị thiết yếu trong mỗi bữa cơm Việt.

Để có được những thành quả như bây giờ, ngoài sự học hỏi, chịu khó, mày mò và sáng tạo thì ông Thanh luôn coi nước mắm truyền thống là một phần thiết yếu trong cuộc đời mình. Ngoài đăng ký thương hiệu nước mắm Vạn phần Thanh Minh, ông còn được đề xuất phong tặng nghệ nhân làng nghề. Rồi đây, những giọt nước mắm thơm ngon từ quê biển Diễn Bích sẽ khẳng định thương hiệu trên thị trường, là gia vị thiết yếu trong mỗi bữa cơm Việt.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top