Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2021 | 21:53

Giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13%

Theo Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm trước; Trung Quốc đứng vị trí đầu về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam.

xk-rau-qua.jpg

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả cả năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2019.

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam, chiếm khoảng 56% thị phần.

Xuất khẩu rau quả năm vừa qua giảm mạnh bởi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn giảm mạnh như thanh long - mặt hàng chiếm thị phần cao nhất với khoảng 36% tổng giá trị xuất khẩu, giảm gần 10%; chuối chiếm trên 5%, giảm 13%; sầu riêng giảm 56%; vải giảm 22%; dưa hấu giảm 36%…

Ở góc độ thị trường, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt cho biết, giá trị xuất khẩu rau quả giảm mạnh do thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu mạnh, giảm khoảng 25% so với năm 2019.

Tuy xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nhưng xuất khẩu rau quả sang các thị trường khác vẫn tăng trưởng tốt như Hoa Kỳ tăng khoảng 11%; Thái Lan tăng trên 140%; Hàn Quốc tăng 11%; Nhật Bản tăng 5%.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, nếu thị trường Trung Quốc có những tín hiệu tích cực hơn cộng với dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn thì mặt hàng rau quả sẽ có những tín hiệu khả quan hơn trong năm 2021. Tình hình xuất khẩu rau quả phụ thuộc vào tình hình dịch COVID-19 trên thế giới rất lớn.

“Nếu như năm 2020, dịch COVID-19 không xảy ra mặt hàng rau quả sẽ có sự tăng trưởng tốt, thậm chí có thể vượt 4 tỷ USD. Nhưng dịch xảy ra làm mặt hàng này không những không tăng mà còn giảm mạnh,” ông Đặng Phúc Nguyên cho hay.

Tuy nhiên, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng xuất khẩu rau quả trước mắt vẫn gặp nhiều khó khăn khi mà giá thuê container tăng rất cao, thậm chí tăng từ 2-3 lần so với trước đây, khiến mặt hàng này sẽ giảm sự cạnh tranh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu năm 2020 đạt 1,29 tỷ USD, giảm 27,5% so với năm 2019. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Australia là các thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam.

Về thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tháng 12/2020, giá sầu riêng tại vùng chuyên canh tỉnh Tiền Giang tăng mạnh, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và đạt kỷ lục từ trước đến nay.

Thương lái mua sầu riêng với giá từ 100.000-120.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng quả và địa bàn gần xa. Nguyên nhân là do thời điểm này vùng chuyên canh sầu riêng đang vào vụ nghịch nhưng đa phần vườn sầu riêng bị ảnh hưởng đợt hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 vừa qua nên chưa hồi phục, gây thiếu nguồn cung sầu riêng trên thị trường.

Thời điểm tháng 12/2020 cũng là thời điểm thu hoạch cam các loại, giá cam giảm mạnh do nguồn cung lớn trong khi nhu cầu không có sự đột biến. Tại một số tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang… giá cam tại chợ chỉ 5.000 đồng/kg.

Cùng với đó, giá thanh long trong gần một tháng qua giảm mạnh. Cụ thể, đầu tháng 11 giá thanh long ở mức 18.000-22.000 đồng/kg, đến giữa tháng 11 giá chỉ còn dưới 15.000 đồng/kg. Đến tháng 12, giá thanh long tiếp tục giảm do nguồn cung trên thị trường dồi dào và nhu cầu xuất khẩu giảm.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top