Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 12 năm 2017 | 10:51

Giải pháp nào cho cây cao su ở Thanh Hóa

Thực trạng chặt phá cây cao su để chuyển sang cây trồng khác ở Thanh Hóa đang ở trong giai đoạn báo động. Tuy nhiên, phía Sở Nông nghiệp và PTNT lại cho rằng người dân “chỉ chặt những cây hết giá trị”.

Cây cao su hết giá khi còn nhựa

Liên quan đến việc hàng trăm hecta cây cao su bị người dân chặt phá trong thời gian qua, phóng viên KTNT đã có buổi làm việc với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nôn thôn Thanh Hóa.

Mủ rớt giá, dân chặt cao su… trồng keo

Ông Đỗ Văn Kỳ, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, việc dân chặt phá cây cao su là đúng, nhưng chỉ chặt phá các cây hết giá trị, hoặc những đồi có số lượng cây thưa nên mới chặt phá chuyển đổi sang cây trồng khác.

Theo ông Kỳ, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3 chu kỳ trồng cây cao su. Chu kỳ 1 trồng từ thời Pháp thuộc, hiện còn một số nông trường như Thống Nhất ở Yên Định, và Bãi Trành của Như Xuân.

Giá mủ rẻ nên người dân cũng thờ ơ với những đồi cao su của mình đang trong thời gian thu hoạch mủ

Chu kỳ hai được trồng từ những năm 1992 đến năm 1998 với mục đích đầu tiên là phủ xanh đồi núi trọc, lúc này cây cao su chỉ là cây phòng hộ chứ không trú trọng đến việc phát triển kinh tế.

Chu trình thứ 3 là từ năm 2011 – 2015, lúc này tỉnh Thanh Hóa mới có chủ trương trồng mới và phát triển cây cao su trên toàn tỉnh với tổng diện tích khoảng 25.000ha.

Những cây cao su trồng trong chu kỳ 1 và 2 đã hết giá trị sử dụng, hoặc năng suất kém nên người dân chặt phá là điều dễ hiểu. Cao su bị chặt phá đa số là cao su tiểu điền, thuộc kinh tế hộ gia đình.

Cũng theo ông Kỳ, việc hàng trăm hecta cây cao su đang sinh trưởng tốt biến thành nhỏ lẻ, năng xuất thấp là do kỹ thuật cạo mủ của người dân còn kém, cạo sâu vào thớ gỗ nên cây không lên da non được, chỉ cần một vài cơn bão những cây này sẽ bị gãy. Nên chỉ sau một hai năm cạo mủ, những đồi cao su bắt đầu thưa dần và hết giá trị.

Không chỉ có vậy, khi giá mủ cao su thấp, nên người dân đã bỏ hoang các đồi cao su của mình, không đầu tư chăm sóc nên cây sinh trưởng và phát triển kém hơn hẳn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, những vườn cây cao su bị chặt phá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không chỉ đơn thuần là nhỏ lẻ, mà hàng trăm hecta cây đang sinh trưởng tốt đều bị chặt bán cho nhà máy gỗ với trị giá 150.000 đồng/cây.

Việc chặt phá cây cao su vừa giúp cho người dân có tiền từ việc bán gỗ và có đất canh tác. Chính vì vậy, nhiều hộ vẫn chấp nhận nộp phạt để được chặt phá.

Những đồi cao su đang chặt phá để bán gỗ lấy đất trồng keo

Từ những thực trạng trên dẫn đến việc một số hộ dân không còn mặn mà với cây cao su. Không chỉ có vậy, việc canh tác theo kiểu chạy đua của người dân, khi chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt nên đã chặt phá đi những đồi cây cao su có giá trị. Để cho người dân yên tâm sản xuất cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực.

Gải pháp để giữ cây cao su

“Để cho người dân yên tâm sản xuất, giữ lại cây cao su lãnh đạo Sở Nông nghiệp đã tham mưu đề xuất với UBND tỉnh một số giải pháp. Tuy nhiên nó chỉ mang tính tạm thời, vì còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường dầu mỏ thế giới” ông Kỳ cho biết.

Theo đó, các sở ban ngành, đặc biệt là UBND huyện và xã cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết được cây cao su là cây trồng đa mục đích, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng hộ, phủ xanh đồi núi trọc. Vì vậy, trồng cây cao su không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Đồng thời, tiến hành rà soát, phân loại từng vườn cây cao su để có biện pháp chăm sóc cụ thể. Hướng dẫn kỹ thuật khai thác để đảm bảo sản lượng mủ tốt, quản lý tốt các cơ sở thu mua, chế biến mủ, tránh tình trạng thương lái ép giá.

Ngoài ra, phía công ty TNHH MTV cao su Thanh Hóa tổ chức xây dựng hệ thống thu mua, chế biến, đảm bảo đầu ra ổn định cho người trồng cao su, để người dân tin tưởng, yên tâm sản xuất.

Những cây cao su đang trong thời kỳ thu hoạch mũ cũng bị chặt phá

Nghiên cứu, ứng dụng và nâng cao chất lượng chế biến mủ, chế biến sâu các sản phẩm từ cây cao su để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, tiếp thị sản phẩm từ mủ cao su và các sản phẩm khác.

Tiến hành mời gọi các doanh nghiệp đầu tư và thu mua mủ cho các hộ nông dân. Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Khi những cánh rừng cao su đang ngày đêm chảy máu thì những giải pháp của lãnh đạo được cho là cấp bách, cần thiết. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính giáo dục. Để thực hiện được điều đó trước mắt phải giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người dân, để người dân không phải chạy theo cơ chế thị trường.

Hà Khải - Xuân Sơn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top