Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 13:41

Giải pháp thâm canh điều bền vững: Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo

Điều là một trong những cây trong danh sách xuất khẩu “tỷ đô” và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

dpt5794.jpg
Tham quan mô hình thâm canh điều hiệu quả (trồng điều xen ca cao kết hợp tưới nước tiết kiệm) tại xã Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước). Ảnh: Hoa Trà.

 

Thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh bùng phát đã gây hại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt điều, dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến... Vậy, đâu là giải pháp để thâm canh điều bền vững?

Đáp ứng khoảng 30% nhu cầu chế biến, xuất khẩu

Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam luôn là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. Trong tháng 11/2018, nước ta xuất khẩu  37.000 tấn điều nhân, thu về 291 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu điều nhân 11 tháng đạt 342.000 tấn, kim ngạch 3,1 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt khoảng 9.297 USD/tấn, giảm 5%.

Tuy nhiên, ngành chế biến điều Việt Nam phải chi tới 2,25 tỷ USD để nhập khẩu điều thô nguyên liệu trong 11 tháng qua. Nguyên nhân do diện tích điều trồng lâu năm, cây già cỗi chiếm 60%, năng suất thấp. Mặt khác, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh bùng phát (niên vụ 2016-2017) gây hại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt điều như thán thư, bọ xít muỗi, sâu đục thân…

TS. Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết: Diện tích điều cả nước giảm liên tục, từ 440.000ha (năm 2007) xuống còn 290.000ha (2015), dự kiến năm 2018 đạt 302.000ha. Năng suất bình quân năm 2017 chỉ đạt 7,55 tạ/ha do biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Dự kiến sản lượng năm 2018 đạt 354,8 ngàn tấn. Sản lượng điều cả nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Giống điều địa phương trồng bằng hạt chiếm 61,4%; diện tích điều già cỗi, sâu bệnh, sinh trưởng kém, năng suất thấp có khoảng 80.000ha ở khu vực Đông Nam Bộ. Diện tích điều giống mới chỉ đạt 32,3% diện tích điều toàn quốc.

Tại Bình Phước (hiện có 134.000ha điều, chiếm gần 50% diện tích điều cả nước), việc chăm sóc, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào vườn điều chỉ đạt 45% và 1/3 diện tích là điều trên 20 năm tuổi cần phải tái canh.

Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước duy trì ổn định 300.000ha điều, sản lượng 450 ngàn tấn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo 60.000ha. Giải pháp đưa ra là đẩy mạnh thâm canh bằng cách dọn vườn, bón phân, kiểm tra vườn thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh kịp thời; tái canh trồng mới bằng tiến bộ kỹ thuật và giống tốt; ứng dụng giống điều ra bông sớm, ra nhiều đợt trong một vụ; áp dụng tưới nước tiết kiệm, xen canh, bón phân, sử dụng các chế phẩm sinh học...

Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết với người trồng điều để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm và tạo vùng nguyên liệu bền vững.         

TS. Trần Văn Khởi đưa ra một số giải pháp cụ thể:

Về khoa học công nghệ, nhà vườn cần dùng giống mới, áp dụng kỹ thuật thâm canh, tái canh, nhất là xác định ngưỡng kinh tế của vườn điều để thực hiện tái canh hoặc thâm canh phục hồi theo quy trình kỹ thuật cụ thể của các cơ quan chuyên ngành.

Về tổ chức sản xuất, theo hình thức chuỗi liên kết ngành hàng điều; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới để tăng khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, vay vốn, xây dựng thương hiệu, vùng nguyên liệu, tiến tới sản xuất điều có chứng nhận nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm điều.

Hệ thống khuyến nông cần đẩy mạnh công tác tư vấn kỹ thuật cho nông dân về giống, canh tác, phòng trừ dịch hại...; tư vấn về thị trường; hỗ trợ thành lập hợp tác xã kiểu mới, câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất điều, đặc biệt là các tỉnh cần triển khai hiệu quả Dự án thâm canh điều giai đoạn 2019-2021.                             

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top