Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 6 năm 2018 | 21:10

Giao dịch lưu động giúp người dân vùng cao thoát cảnh vay nặng lãi

Mô hình điểm giao dịch lưu động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) ra đời giúp đồng bào có thêm nguồn vốn, thoát nghèo...

diem giao dich luu dong giup nguoi dan vung cao thoat canh vay nang lai hinh 1
Agribank khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dụng  tại xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng “đen” đang xảy ra ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa. Nhiều gia đình trở thành nạn nhân, tán gia, bại sản.

Trước thực tế này, mô hình điểm giao dịch lưu động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) ra đời giúp đồng bào có thêm nguồn vốn, tăng gia sản xuất và thoát nghèo.

Chị Đinh Thị Thoa, ở xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những khách hàng quen thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh huyện Sơn Hà. Nhờ nguồn vốn vay hơn 200 triệu đồng từ Agribank, gia đình chị đầu tư trồng keo, sắn và chăn nuôi, mỗi năm thu nhập từ 70 đến 80 triệu đồng.

Trước đây, mỗi khi đến kỳ trả nợ gốc và lãi, chị Thoa cùng nhiều bà con người người H’re trong xã phải vượt hàng chục cây số đến trụ sở của Agribank ở thị trấn Di Lăng để giao dịch. Nay, mọi việc thuận tiện hơn kể từ khi Agribank triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng.

Chị Đinh Thị Thoa cho hay, việc triển khai dịch vụ mới này, tạo nhiều thuận lợi giúp bà con tiếp cận nguồn vốn, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại.

 

diem giao dich luu dong giup nguoi dan vung cao thoat canh vay nang lai hinh 2
Điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dụng của Agribank tại xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

 

"Có xe lưu động đến tại xã, tôi thấy rất thuận tiện cho bà con, khỏi đi xa. Nhiều xã rất xa, việc này thuận lợi cho bà con khỏi tốn ngày công đi cả ngày, có lợi cho bà con để họ làm việc khác" - chị Đinh Thị Thoa chia sẻ.

Trước đây, khi chưa có điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank, người dân ở vùng núi cao huyện Sơn Hà phải vay mượn tiền của các đại lý cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp… Đến mùa thu hoạch, họ buộc phải bán sản phẩm cho đại lý để cấn trừ nợ, có khi bị ép giá, dẫn đến thua lỗ.

Với mục tiêu phục vụ khách hàng vùng sâu, vùng xa ngày càng tốt hơn, từ đầu năm nay, Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà. Định kỳ vào các ngày 20, 25, 28 hàng tháng, tại UBND các xã Sơn Linh, Sơn Hạ, Sơn Kỳ, bà con các xã lân cận được cán bộ tín dụng Agribank hướng dẫn thủ tục vay vốn, gửi tiết kiệm, chuyển tiền, trả nợ gốc và lãi… 

Ông Đinh Xuân Loan, Giám đốc Agribank - Chi nhánh Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm đến nay, các Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của đơn vị đã thực hiện giao dịch được 10 phiên tại trụ sở UBND các xã, thu hút gần 1.100 lượt khách hàng tham gia giao dịch với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng.

Ông Loan cho biết: "Qua 10 phiên giao dịch đã tạo thuận lợi cho bà con tiếp cận vay vốn. Ngân hàng dễ dàng thu nợ, thu lãi. Qua đó, tạo cho bà con thói quen giao dịch với ngân hàng. Hiện nay, tại một số xã, phần lớn bà con tự vay nhiều hơn". 

 

diem giao dich luu dong giup nguoi dan vung cao thoat canh vay nang lai hinh 3
Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay từ Agribank, bà con vùng cao tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Các điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi bước đầu tạo ra môi trường giao dịch mới, thuận lợi hơn. Trước đây, muốn vay vốn, trả lãi hay chuyển tiền cho con ăn học, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng. Giờ đây, bà con không phải đi xa, đỡ mất thời gian đi lại, tạo cho khách hàng thói quen giao dịch với ngân hàng vào những ngày cố định. 

Việc Agribank tổ chức giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại xã đã giúp để người dân vùng sâu, vùng xa thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và các dịch vụ khác của Ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Ông Đinh Văn Công, Giám đốc Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian triển khai thí điểm, Agribank sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các địa phương miền núi, đồng bằng, ven biển… đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

"Đây là mô hình mới được triển khai thí điểm ban đầu nên chúng tôi vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và nhân rộng. Nếu mô hình này phát triển mạnh mẽ không những giải quyết nhu cầu của bà con vùng sâu, vùng xa mà ngay cả ở thành phố cũng có thể làm tốt để giải quyết việc thu tiền mặt ở các điểm. Việc triển khai nhiều điểm nữa sẽ theo lộ trình của Trung ương" - ông Đinh Văn Công, Giám đốc Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho biết.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top