Rau mầm Thanh Hà, huyện Thường Tín (Hà Nội), là sản phẩm do 2 vợ chồng trẻ, tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp, mày mò tìm hiểu, và đã thành công.
Chị Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thanh Hà, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, cho biết, sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp, 2 vợ chồng chị thấy đồng đất Thường Tín (Hà Nội), bỏ hoang nhiều, lại chưa có việc làm ổn định, nên đã có ý tưởng trồng rau sạch để cung cấp cho thị trường.
Chị Hà đang kiểm tra các loại rau trên giá thể
Vì vậy, những lúc rỗi, chị Hà thường ủ giá sạch để dùng trong gia đình, sau đó chia sẻ cho bạn bè cùng sử dụng, có người bạn gợi ý, nên đem vào siêu thị bán, chị Hà nghe theo và đã thành công như ngày nay.
Theo đó, sau nhiều năm khởi nghiệp, chị Hà đã có 8 loại rau mầm, tiêu thụ hầu hết tại các siêu thị lớn, và các cửa hàng thực phẩm an toàn ở Hà Nội như: rau mầm củ cải đỏ, củ cải trắng, cải ngọt. Rau mầm rau muống, rau mầm hướng dương, rau mần đậu nành, đậu Hà Lan, rau mầm đại mạch.
Giá bán buôn cho siêu thị từ 80 – 140.000 đồng/kg, cao nhất là rau mầm củ cải đỏ: 140.000 đồng/kg. Ngoài rau mầm, cơ sở của chị còn có giá đỗ xanh: 20.000 đồng/kg; giá đỗ tương: 45.000 đồng/kg.
Hiện, sau nhiều năm lăn lộn trên đồng ruộng, HTX Thanh Hà còn có dòng sản phẩm “một mình, một chợ” như: Rau “baby leaf”, giá 55.000 đồng/kg, và là đơn vị duy nhất cung cấp rau Baby cho Thành phố Hà Nội.
Ngoài những sản phẩm kể trên, Thanh Hà còn có nhiều loại rau ăn lá như: cải ngọt, cải thìa, cải mơ; cải đuôi phụng; cải Joeket; cải Nizula; rau muống, mồng tơi, rau dền… Nhờ những thành tích trên, năm 2016, Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam đã trao tặng danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” cho đơn vị.
Gian hàng rau Thanh Hà tại hội chợ triển lãm huyện Thường Tín
“Hiện, chúng tôi có khu sản xuất rau công nghệ cao 1,5 ha, trong đó đã lắp đặt được gần 8.000 m2 nhà màng nông nghiệp, cùng với hệ thống tưới phun tự động; 2 kho lạnh, nhà kho bảo quản, nhà sơ chế rau củ… với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Doanh thu hàng năm của đơn vị, đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, với mức lương ổn định từ 6 – 8 triệu đồng/người/tháng”- chị Hà chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…